Giải tỏa nỗi lo viêm đau khớp gối

Anh Nguyễn Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa được chẩn đoán bị viêm khớp gối. Trong thời gian bệnh phát tác đến nay anh thường xuyên bị đau nhức đầu gối, nhất là khi đi lại nhiều hay lúc mới ngủ dậy. Để giúp anh hiểu rõ hơn về bệnh và có cách điều trị thích hợp bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin về bệnh viêm khớp gối, nguyên nhân cũng như cách chữa trị hiệu quả.

1. Viêm khớp gối là gì?

Bệnh viêm xương khớp có thể xảy ra ở mọi khớp trên cơ thể, điển hình trong số đó là viêm khớp gối, bệnh dễ xảy ra vì cấu tạo và vị trí đặc biệt của khớp gối. Trước khi tìm hiểu viêm khớp gối là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của khớp gối: khớp gối là nơi tiếp giáp của xương đùi, xương chày và xương bánh chè.

Mỗi đầu xương có phủ một lớp sụn khớp rất trơn láng và không có ma sát. Lớp sụn này có tác dụng giúp khớp cử động dễ dàng hơn. Ngoài ra phần khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẽ giữa hai đầu xương, sụn chêm được xem như một bộ phận giảm sốc của khớp gối.

Viêm khớp gối khiến lớp sụn mỏng dần, phần xương xung quanh dày lên tạo thành gai xương

Bệnh dễ gặp ở những người thường xuyên chơi thể thao, có thể từng bị chấn thương. Đa số là viêm khớp gối ở người già nhưng cũng có nhiều trường hợp viêm khớp gối ở trẻ em. Những người béo phì cũng là đối tượng dễ bị viêm khớp gối. Ngoài ra bệnh hay gặp ở người thường xuyên đi giày cao gót, người bị loãng xương, người ít vận động,…

Vậy cụ thể viêm khớp gối là gì ? Là khi tình trạng viêm xảy ra khiến lớp sụn từ từ mỏng dần, xù xì. Phần xương xung quanh phản ứng lại bằng cách dày lên và tạo thành các gai xương ở viền khớp.

Bên cạnh đó, màng hoạt dịch cũng bị ảnh hưởng do viêm, dần dần tiết ra nhiều chất dịch trong khớp khiến cho khớp gối bị sưng to hơn, chứa nhiều dịch bên trong gây ra tình trạng viêm khớp gối tràn dịch. Khi bị như thế này người bệnh khó có thể chống chân chịu lực do bao khớp dày lên làm các cơ xung quanh yếu đi cho nên khớp gối ngày càng không vững.

Ở những trường hợp nặng, lớp sụn bị bào mòn hoàn toàn không thể che phủ được đầu xương, khiến cho hai đầu xương bị cọ xát mỗi khi cử động gây đau đớn cho người bệnh. Để lâu không chữa trị thì tình trạng bào mòn càng nhiều hơn, khiến biến dạng khớp gối, ví dụ như bị vẹo vào trong. Nặng hơn còn khiến teo cơ, biến dạng khớp.

Phổ biến và dễ mắc phải nhất vẫn là viêm khớp gối dạng thấp, mỗi năm ở nước ta có khoảng 700-750 người mắc bệnh, với độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó có khoảng 80% ở độ tuổi trung niên. Dù bị ở tình trạng nào thì bệnh viêm khớp gối nói chung đều khó chữa trị dứt điểm. Để điều trị hiệu quả cần dựa vào các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

2. Dấu hiệu viêm khớp gối

  • Người bệnh liên tục bị đau nhức ở phần khớp gối
  • Mỗi khi vận động như đi lại, đi lên xuống cầu thang thì cơn đau càng tăng mạnh hơn
  • Khi cử động đầu gối phát ra tiếng kêu lục cục.
  • Buổi sáng khi vừa thức dậy thường bị cứng khớp, phải một lúc lấu sau thì tình trạng này mới giảm dần. Hoặc bị viêm khớp gối về đêm.
  • Ngoài cảm giác đau, khớp gối của người bệnh còn bị nóng và sưng, đỏ tấy lên.
  • Người bệnh còn có thể cảm thấy lỏng khớp, không vững. Đây là dấu hiệu của đứt dây chằng.

3. Nguyên nhân viêm khớp gối

Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm khớp gối

  • Chấn thương

Người thường xuyên chơi thể thao, nhất là những môn chạy nhảy và gập gối nhiều như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền,…thường bị viêm khớp gối do cơ tứ đầu đùi bị co kéo nhiều, tạo áp lực lên phần sụn và khớp gối.

Tai nạn giao thông gây ảnh hưởng đến phần gối, từ đó xuất hiện tình trạng viêm, gây bào mòn. Những tác động này trong một thời gian dài sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị bệnh.

  • Di truyền

Nếu trong gia đình mà bố mẹ hoặc người thên bị viêm khớp gối thì con có nhiều khả năng sẽ bị viêm khớp gối.

  • Tuổi tác

Khi tuổi càng cao, cơ thể bước vào quá trình lão hóa thì lớp sụn đầu gối càng bị ăn mòn, dễ gãy khiến cho khớp xương đầu gối mất đi miếng đệm, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối.

  • Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể lớn, bị béo phì thừa cân là nguyên nhân khiến gia tăng áp lực lên gối, từ đó dễ bị viêm khớp gối.

  • Nghề nghiệp

Người làm công việc phải đi lại, đứng một chỗ lâu, … là những đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm khớp gối.

4. Cách chữa trị bệnh viêm khớp gối

Đối với bệnh viêm khớp gối, để điều trị dứt điểm là rất khó vì bệnh mang tính mãn tính. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm nonsteroid. Nhưng thuốc Tây y chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không nên sử dụng lâu dài vì dễ gây ra những phản ứng phụ.

Chính vì thế các phương pháp điều trị viêm khớp gối bằng thuốc Nam, thuốc Đông y ngày càng được tin tưởng sử dụng vì hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một bài thuốc thường được sử dụng trong cách chữa viêm khớp gối:

Nguyên liệu: Cám, giấm, muối bọt

Cách thực hiện: Cám có công dụng chống phù thũng, viêm đau nhức, giấm có vị chua giúp làm sạch và mềm, muối bọt có vị mặn làm tan máu bầm. Lấy 1 chén cám trộn đều cùng 1 chén giấm, để vào chảo đun đến khi được hỗn hợp sền sệt.

Tắt bếp mới cho muối bọt vào để tránh muối bay hơi. Đợi nguội thì nặn lại thành cái bánh tròn, lớn hay nhỏ thì tùy thuộc vào vị trí cần đắp. Sau đó đắp vào chỗ dau và dùng gạc băng lại, có thể bó cho ngày lẫn đêm hoặc trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Do bài thuốc này có tác dụng rút hết các chất độc nên sẽ khiến người bệnh bị ngứa hoặc nổi mụn nhỏ ở vị trí đắp. Tuy nhiên đây là biểu hiện tốt, không đáng lo ngại.

Đối với bệnh nhẹ chỉ cần bó thuốc 1 lần/ngày, trường hợp bệnh nặng thì ngày bó thuốc 3 lần, vào sáng, trưa và tối. Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp khớp gối đỡ viêm, không sưng đỏ nữa. Phần viêm khớp gối dần phục hồi chức năng và đi lại dễ hơn.

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo