Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành. Để có thể hiểu rõ hơn xem thoái hóa cột sống có nguy hiểm không thì bạn cần phải nắm chắc một số thông tin về bệnh này.
1. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Đau cột sống cổ chỉ các giai đoạn của một quá trình thoái hóa như hư xương sụn cột sống, viêm khớp thoái hóa, viêm khớp tăng sản, bệnh lý xương khớp,… Đau đốt sống cổ thường xuất hiện ở những trường hợp sau: đau đốt sống cổ ở dân văn phòng, đau đốt sống cổ ở người già, đau đốt sống cổ ở người trẻ, đau đốt sống cổ khi mang thai, đau đốt sống cổ trong mùa hè,…
Vậy bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Cụ thể, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự chuyển động và khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể mà còn có thể gây đau, mất cảm giác hoặc liệt ở phần cơ thể tương ứng.
Thoái hóa cột sống không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Nếu để lâu không điều trị có thể gây ra các bệnh như đau đốt sống cổ gây tê tay, đau đốt sống cổ đau nửa đầu, đau đốt sống cổ gây ù tai, đau đốt sống cổ gây chóng mặt, đau đốt sống cổ nổi hạch, đau đốt sống cổ lưng.
2. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Thoái hóa đốt sống cổ cần có chế độ ăn hợp lý. Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định độ chắc khỏe xương. Cơ thể của chúng ta kiểm soát lượng canxi trong máu rất chặt chẽ, không để nó tăng lên quá mức và cũng không giảm xuống quá mức.
Vì vậy, việc bổ sung canxi trong các thực phẩm hàng ngày sẽ không ảnh hưởng đến bệnh, không làm cho gai mọc nhiều hơn. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống chính là loãng xương do sự thiếu hụt canxi gây ra.
Do đó, để có thể cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể, sữa chính là loại thực phẩm chứa nhiều canxi dễ hấp thụ nhất. Ngoài ra, rau củ cũng là những thực phẩm rất tốt cho xương.
3. Thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị
Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn hoàn toàn có thể tìm các phương pháp giúp giảm đau như uống thuốc, vật lý trị liệu…Hoàn toàn không có phương pháp nào để chữa khỏi bệnh thoái hóa mà chỉ có thể làm hạn chế, đẩy lùi quá trình lão hóa. Một số cách điều trị như:
- Vật lý trị liệu
Xoa bóp đơn giản và tập vận động nhẹ nhàng vùng cột sống thắt lưng. Nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp. Người bệnh cũng nên đeo đai cổ một thời gian ngắn để hạn chế cử động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ.
Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 – 2 lần/ngày.
Ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh sẽ được dùng thiết bị treo cột sống cổ để kéo giãn các đốt sống bị xẹp kết hợp xoa bóp vùng gáy và vùng mặt nhằm khai thông cho khí huyết. Phương pháp này giúp giảm đau hiệu quả khi có các bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm…
Y học cổ truyền cũng có nhiều biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ, như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dùng thuốc, … Cụ thể, phương pháp châm cứu: được sử dụng khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, nhằm khai thông các huyệt đạo giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.
- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam
Bài thuốc số 1
Nguyên liệu: 24g Thạch cao, 12g quế chi, 8g cam thảo (đã nướng), 20g tri mẫu, 40g ngạch mễ
Cách làm: Sắc các vị thuốc trên để uống, mỗi ngày một thang.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: 8g ma hoàng, 16g ý dĩ, 12g quế chi, 16g cát căn, 12g thược dược, 16g đại táo.
Cách làm: Sắc các vị thuốc trên để uống, mỗi ngày một thang
Như vậy, để giảm được bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể áp dụng những phương pháp trên.
Xem tiếp: Hàng nghìn người đang chia sẻ mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ sau đây
H.T (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!