Nguyên nhân bị tê tay và cách điều trị tê tay lâu ngày

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã bị tê tay, dù ít hay nhiều thì cảm giác bị tê tay như kim châm cũng khiến mọi người khó chịu. Vậy nguyên nhân bị tê tay từ đâu mà ra và cách điều trị tê tay như thế nào ?

1. Nguyên nhân tê tay

Nhiều người thường bị tê tay, bị tê đầu ngón tay, cảm giác bị tê tay như kim châm, đây là một trong những hiện tượng dễ gặp trong đời sống hằng ngày. Nó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện khi bạn cầm nắm vật gì đó trong một thời gian dài, hay nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính quá lâu.

Nguyên nhân bị tê tay là do đâu?

Tuy nhiên khi bạn bị tê tay liên tục, tê tay lâu ngày thì nên cảnh giác, rất có thể đây là biểu hiện của một số bệnh lý trong cơ thể:

  • Viêm dây thần kinh ngoại biên

Khi bị tê tay rất có thể bạn đã bị viêm dây thần kinh ngoại biên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, đầu tiên là do trúng độc, lúc này người bệnh sẽ bị đau nhức toàn cơ thể. Còn nếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và trao đổi chất, cảm giác tê bì khó cử động sẽ rõ rệt hơn.

  • Bệnh lý đốt sống cổ

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là bị tê tay. Đối tượng dễ mắc bệnh này là những người trung niên, tuy nhiên ngày nay nhiều người trẻ tuổi cũng sớm mắc bệnh này, nhất là đối với những người ngồi nhiều, ít vận động, thường xuyên cúi đầu sử dụng máy vi tính và điện thoại.

Sai tư thế lâu ngày khiến phần đêm giữa các đốt sống bị tăng sinh hay phì đại, dần biến dạng và chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên ở vùng cổ gáy, từ đó sinh ra cảm giác tê bàn tay và bị tê ngón tay.

Xem ngay: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ- Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

  • Thiếu máu não cục bộ

Thiếu mãu não cục bộ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị tê tay, đặc biệt là những người lớn tuổi. Bệnh thường khởi phát khá đột ngột, diễn biến nhanh trong một thời gian ngắn, biểu hiện rõ ràng nhất là bị tê tay, đau nhức đầu, choáng váng.

  • Tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, nhất là trường hợp tiểu đường nặng sẽ khiến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng bị tê tay. Để hạn chế bệnh phát sinh người bệnh cần khống chế lượng đường trong ăn uống, bổ sung các loại vitamin,… khi đó hiện tượng bị tê tay cũng sẽ dần biến mất.

  • Hội chứng ống cổ tay

nguyên nhân bị tê tay do bệnh lý

Người bệnh bị hội chứng cổ tay sẽ bị tê tay do co thắt mạch máu ngoại vi, rối loạn canxi huyết. Bệnh dễ xảy ra ở nữ giới khoảng 35 tuổi trở lên, nhiều hơn so với nam giới, nhất là những người làm công việc dùng nhiều tới động tác lắc cổ tay như nhân viên văn phòng, người nội trợ, tài xế,…

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân phổ biến khác như bị chấn thương vùng cổ tay, viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, …

2. Một số trường hợp bị tê tay thường gặp

  • Tê tay khi ngủ và tê tay vào buổi sáng khi thức dậy

Chắc hẳn có nhiều người đã bị tê rân vùng gáy và bị tê tay (từ vai xuống các ngón tay) trong khi ngủ và sau khi thức dậy. Nếu cảm giác tê tay khi ngủtê tay vào buổi sáng chỉ diễn ra thi thoảng, cơn tê nhanh chấm dứt thì không phải là dấu hiệu của bệnh gì nguy hiểm nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều thì bạn nên cẩn thận, vì đây là cảnh báo về tình hình sức khỏe của cơ thể.

Phòng ngừa nguyên nhân bị tê tay

Nguyên nhân chính phổ biến khiến bạn bị tê tay khi ngủtê tay vào buổi sáng là do nằm sai tư thế. Một giấc ngủ kéo dài 6 – 7 tiếng mà bạn nằm sai tư thế thì sẽ dễ bị tê tay, vì cơ thể nằm đè lên tay, hoặc bị vật gì đó đè lên khiến máu khó lưu thông.

Cũng có thể do bạn dùng gối ngủ quá cao, hay nằm với tư thế ngoẹo đầu khiến cho động mạch vùng cổ và một số dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép. Tình trạng này sẽ càng nặng hơn ở những người vốn bị hẹp các lễ liên hợp vùng cổ.

  • Tê tay khi mang bầu

Những người phụ nữ đang mang thai thường dễ bị tê tay chân, đây là tình trạng khá khó chịu, khiến các thai phụ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê tay khi mang bầu là do lượng máu cung cấp đến tay chân chậm, khiến cảm giác tê rân tăng lên. Tuy nhiên, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.

  • Bị tê tay khi quan hệ

Một số bạn nữ thường gặp cảm giác bị tê tay khi quan hệ, lúc này tay chân bị tê cứng, khó hoạt động, hoặc nhẹ hơn là cảm giác bị tê tay như kim đâm, kiến bò. Tình trạng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng 10 – 30 giây nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều tới cảm xúc và chất lượng quan hệ.

Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng của cơ thể khi được kích thích, lúc này nhịp tim, huyết áp và nhịp thở đều tăng lên, cơ bắp căng lên, đặc biệt là cơ ở tay và chân bị thắt chặt lại theo phản xạ . Để hạn chế tình trạng bị tê tay khi quan hệ, các bạn nên chuẩn bị tâm lý trước khi quan hệ, thả lỏng cơ thể không nên quá lo lắng và gò ép cơ thể mình.

3. Phương pháp điều trị tê tay

Khi xuất hiện tình trạng bị tê tay trong một thời gian người bệnh nên đến thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh, tùy thuộc vào mức độ để áp dụng các phương pháp điều trị tê tay hợp lý.

  • Thay đổi cách sinh hoạt

Nếu đơn giản bạn chỉ bị tê tay vì hoạt động hằng ngày như làm việc, nằm ngủ thì cách điều trị tê tay đầu tiên là thay đổi lối sinh hoạt. Đối với những người làm việc bằng tay nhiều như nhân viên văn phòng, người nội trợ nên thả lỏng tay, tập các bài tập tay nhẹ nhàng, nên nghỉ ngơi vài phút sau một khoảng thời gian làm việc dài.

Còn nếu do nằm ngủ sai tư thế thì bạn nên ngủ gối thấp để cột sống cổ thẳng với cột sống ngực, không nên nằm sấp khi ngủ. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng sang phải hoặc nằm ngửa. Khi nằm nghiêng thì nên dùng gối cao hơn so với gối khi nằm ngửa, mục đích để cho cột sống cổ thẳng với cột sống ngực.

Ngoài ra tư thế nằm đúng cùng độ cao gối thích hợp cũng sẽ giúp các dây thần kinh và các mạch máu vùng cổ được thông thoáng hơn.

  • Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Nguyên liệu: Sử dụng cây lá lốt, lấy cả rễ.

Cách thực hiện: Cắt bỏ phần ngọn cây lá lốt rồi chặt thành từng khúc, khoảng hai đốt ngón tay. Rửa sạch, đem phơi cho tái đi rồi đem sao vàng. Khi mẻ cây lá lốt đã được sao vàng, đổ xuống đất sạch cho nguội hẳn đi. Cách làm này được dân gian gọi là “hạ thổ” với mục đích để lấy “âm dương”.

Mỗi ngày lấy một nắm lá lốt sao vàng cho vào ấm đun sôi cùng nước, đun trong khoảng 15 phút, thành phẩm cuối cùng là phần nước lá lốt không quá đặc cũng không nên quá loãng. Dùng nước này uống cả ngày thay nước uống, mỗi ngày một ấm, làm liên tục trong vòng 7 ngày.

Sau đó ngừng uống 4 -5 ngày, rồi mới tiếp tục uống thêm một tuần nữa. Kiên trì thực hiện đến khi hiện tượng bị tê tay và ra mồ hôi tay chân giảm dần.

  • Điều trị nội khoa

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho người bệnh dùng các thuốc giảm đau chống viêm, tiêm thêm thuốc Corticoid vào trong ống cổ tay để chống viêm. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà có thể khỏi trong vài tháng hoặc một năm.

  • Điều trị phẫu thuật

Nếu như việc điều trị nội khoa không đạt được kết quả khả quan thì cách điều trị bằng phẫu thuật là biện pháp cuối cùng. Phương pháp này giúp giải phóng các dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay giúp điều trị dứt điểm, tuy nhiên người bệnh cần phải có chế độ kiêng cữ hợp lý để bệnh không thể tái phát.

Ngoài ra, nhiều người cũng lo lắng không biết bị tê tay là thiếu chất gì ? Để hỗ trọ và điều trị bệnh thì người bệnh nên bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, điển hình là bổ sung vitamin nhóm B (B1, B2, B6) giúp giảm đau trong dây thần kinh, chống rối loạn thần kinh ngoại vi, tăng khả năng sản sinh tế bào thần kinh và cơ, bổ sung thêm bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu, bảo vệ dây thần kinh và bổ sung cao blueberry giúp ngăn sa sút trí tuệ, chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo