Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không – Kết luận và cách chữa trị
Để biết phồng đĩa đệm có nguy hiểm không cần xem xét một số yếu tố quan trọng như đặc tính của bệnh, khả năng chữa trị hay những biến chứng có thể xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết sau đây để hiểu rõ về bệnh và hướng phát triển của bệnh để có thể xác định được hướng điều trị bệnh chính xác.
1. Kết luận chuyên khoa về phồng đĩa đệm có nguy hiểm không
Muốn biết bệnh phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm hay không, trước tiên chúng ta cần biết bệnh phồng đĩa đệm là gì, bệnh có thể gây ra những tác động gì đến cơ thể và sức khỏe con người?
-
Phồng đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là vị trí nằm giữa hai đốt xương trong cột sống, có chức năng như một vật đỡ, giúp giảm xóc và hỗ trợ cột sống vận động, thực hiện các động tác cần đến sự mềm dẻo như cúi, uốn cong hay nghiêng người. Do đó, đĩa đệm giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho sự vận động hàng ngày của có thể.
Đĩa đệm được cấu thành bởi 3 yếu tố: Thứ nhất là các nhân nhầy trong bao xơ, tiếp theo là các vòng sợi có khả năng chun giãn linh hoạt, cuối cùng là các bản trong suốt. Tình trạng phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị lồi ra sau do các vòng sụn suy yếu không thể giữ được đĩa đêm.
Tuy nhiên, phần nhân nhầy vẫn còn nằm trong các bao xơ nên chưa gây chèn ép lên rễ thần kinh. Bệnh có thể gây đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân hay tê bì chân tay nhưng không gây đau cột sống thắt lưng.
Sơ đồ cột sống và các trạng thái đĩa đệm
Bệnh được xác định là một thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm và không gây nguy hiểm gì lớn đến sức khỏe hay tính mạng người bệnh. Thế nhưng người bệnh không nên vì thế mà coi thường bởi với những tác động từ các yếu tố chủ quan như tình hình sức khỏe, tâm lý, tuổi tác của bản thân người bệnh và các yếu tố khách quan như thời tiết, chấn thương… sẽ làm tăng khả năng dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, sự tác động từ các yếu tố kể trên sẽ khiến phần nhân nhầy trong đĩa đệm bị lồi hẳn ra ngoài và trực tiếp chèn ép lên các rễ thần kinh và hình thành bệnh thoát vị đĩa đệm.
Lúc này việc chữa lồi đĩa đệm sẽ khó khăn hơn, người bệnh cũng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, giảm sút khả năng vận động, lao động, thậm chí bại liệt, tàn phế. Như vậy việc lồi đĩa đệm có nguy hiểm không cũng còn phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị phòng ngừa từ sớm.
2. Cách chữa trị phồng đĩa đệm hiệu quả
Việc phát hiện lồi đĩa đệm từ sớm sẽ rất có lợi cho việc phòng tránh và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm nếu chữa trị đúng cách. Đối với việc chữa trị phồng lồi đĩa đệm, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các bước trong quy trình cơ bản sau đây:
– Ngay khi phát hiện các triệu chứng thì cần đến thăm khám tại các cơ sở với các bác sỹ là cá chuyên gia cơ xương khớp để nắm bắt cụ thể tình trạng bệnh.
– Thực hiện theo các chỉ dẫn về dùng thuốc chữa phồng đĩa đệm, kết hợp tập vật lý trị liệu.
– Tham khảo lời khuyên của các chuyên gia vật lý trị liệu để có một chế độ luyện tập phù hợp nhất.
– Chú ý áp dụng một chế độ dinh dưỡng có lợi cho bệnh và lối sống, làm việc, nghỉ ngơi khoa học lành mạnh.
Tập luyện được cho là phương pháp có hiệu quả lâu dài
– Luôn hoạt động đúng tư thế và kiểm soát mức độ vận động, tập luyện hay làm việc để tránh những chấn thương đến vùng cột sống.
– Tập luyện thường xuyên, điều độ và thích hợp.
– Áp dụng phối kết hợp các liệu pháp điều trị cơ học như massage, xoa bóp, bấm huyệt, chườm, châm cứu.
– Tuân thủ đầy đủ các bước điều trị trên chắc chắn bạn sẽ đạt được một kết quả tích cực và bớt đi nỗi lo về căn bệnh thoát vị đĩa đệm nguy hiểm có thể xảy ra.
Kết luận đối với phồng đĩa đệm có nguy hiểm không thì bản chất bệnh không phải là bệnh chứng nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mắc thoát vị đĩa đệm rất cao. Do vậy điều quan trọng là cần ý thức đúng về những nguy cơ tiềm tang của bệnh để có biện pháp xử lý ngay từ đầu.
>> Tham khảo thêm: Tư vấn địa chỉ: Ở đâu chữa phình đĩa đệm là tốt nhất?
Minh Châu
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!