Bệnh phình đĩa đệm có chữa được không – Thắc mắc của người bệnh

Phình đĩa đệm có chữa được không chắc chắn là quan tâm hàng đầu của bất cứ ai một khi đã mắc bệnh. Tâm lý lo lắng, hoang mang là trạng thái thường thấy của người bệnh khi được chuẩn đoán bị phình đĩa đệm. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp bí ẩn về khả năng chữa trị và lành bệnh của chứng phình đĩa đệm.

1. Giải đáp thắc mắc bệnh phình đĩa đệm có chữa được không

Qua tìm hiểu chắc chắn bạn sẽ biết bệnh phồng đĩa đệm hay lồi đĩa đệm là một thể thoát vị đĩa đệm nhẹ, người bệnh ít có cảm giác đau hay hạn chế vận động như thoát vị đĩa đệm. Đối với phình đĩa đệm, phần nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ chưa bị lồi hẳn ra ngoài nên chưa gây chèn ép lên dây thần kinh và do đó, chưa gây tổn thương gì đáng kể cho người bệnh.

Tuy nhiên, theo thời gian cơ thể chúng ta dần bị lão hóa, các cơ quan suy yếu dần đi, bệnh có nguy cơ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Các chấn thương trong lao động hay cuộc sống thường ngày cũng có thể tác động trực tiếp tới quá trình tiến triển bệnh.

Lúc này, phần nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm và chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống gây ra đau lưng, tê mỏi, giảm sút vận động thậm chí dẫn đến các biến chứng như teo cơ, bại liệt…

phình đĩa đệm có chữa được không giải đáp

Tình trạng của đĩa đệm bị phình trong cột sống

Và điều nguy hiểm mà người bệnh không ngờ tới là chính sự chủ quan không chữa trị bệnh kịp thời khiến cho nguy cơ bệnh phát triển thành thoát vị đĩa đệm là rất lớn. Điều này càng nguy hiểm hơn khi thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh có tính kinh niên và không hề dễ dàng đẩy lùi.

Tin vui là phình lồi đĩa đệm hoàn toàn có thể được ngăn chặn khỏi việc phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Thậm chí bệnh còn có thể được chữa lành khi sử dụng đúng phương pháp chữa trị. Như vậy, bạn đã có thể phần nào được giải tỏa bớt áp lực về bệnh, vấn đề cần được lưu tâm đúng mức bây giờ là chữa trị thế nào để không còn phải lo lắng về bệnh nữa.

2. Các phương pháp chữa bệnh phình đĩa đệm

Dưới đây là những phương pháp điều trị phình đĩa đệm được áp dụng cho nhiều trường hợp bệnh nhân và nhận được kết quả khả quan, mời các bạn cùng theo dõi.

  • Biện pháp điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được hiểu là phương pháp trị bệnh từ bên trong hay sử dụng thuốc để tác động lên các tổn thương từ bên trong cơ thể. Có hai kiểu điều trị nội khoa là đông y và tây y.

Đối với điều trị tây y, việc sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, an thần, giãn cơ và vitamin nhóm B liều cao là chủ yếu. Các thuốc này khi được sử dụng đúng chỉ dẫn của bác sỹ điều trị thường có tác dụng kìm hãm cơn đau nhanh chóng.

Tuy nhiên, các thuốc chữa phồng đĩa đệm chỉ có tác động trực tiếp đối với triệu chứng bệnh, trong khi đó bệnh phình đĩa đệm là hệ quả của tình trạng thoái hóa đĩa đệm, vòng sụn và mất nước, như vậy có nghĩa là thuốc chỉ có tác dụng giải quyết bề nổi của vấn đề.

Điều trị bằng phương pháp này bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm nhưng dễ quay trở lại tái phát và phải điều trị lâu dài. Khi bệnh phát triển ở mức độ nghiêm trọng có thể bạn sẽ cần đến phẫu thuật theo chỉ định bác sỹ. Việc phẫu thuật có thể giúp người bệnh khôi phục chức năng vận động rất lớn.

phình đĩa đệm có chữa được không kết luận

Thuốc chữa phình đĩa đệm gồm cả các thuốc vitamin B liều cao

Đối với điều trị đông y, việc phát huy tác dụng sẽ lâu hơn khá nhiều nhưng hiệu quả đạt được thường lâu dài và an toàn hơn cho người bệnh vì ít hoặc không gây tác dụng phụ. Cơ chế của các bài thuốc đông y lầ bồi bổ lục phụ ngũ tạng bị suy yếu, trong trương hợp phình lồi đĩa đệm là 2 tạng can và thận, giúp lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, bổ sung dưỡng chất và dược chất cho các tạng này. Từ đó các tạng bị tổn thương dần khỏe mạnh trở lại, hoạt động bình thường và không gây ra các biểu hiện đau đớn, nhức mỏi nữa.

Điều trị nội khoa nên kết hợp cùng các biện pháp ngoại khoa sẽ giúp chữa trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

  • Biện pháp điều trị ngoại khoa

Các biện pháp điều trị ngoại khoa bao gồm tập luyện và các phương pháp vật lý trị liệu.

Đối với tập luyện, có rất nhiều bài tập bạn có thể tìm thấy trong các bài viết hướng dẫn để thực hiện tại nhà dưới sự thông qua của bác sỹ hoặc đến gặp một chuyên gia trong lĩnh vực này để được hướng dẫn và lên các chương trình luyện tập cụ thể.

Một lưu ý quan trọng trong việc tập luyện mà bạn cần phải biết là việc tạp luyện có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc bạn tập đúng bài tập, đúng cường độ và đủ thời gian. Bạn cần nhớ mỗi cá nhân có thể trạng khác nhau và sự phản ứng với luyện tập cũng khác nhau nên việc tìm ra được đúng phương pháp luyện tập sẽ có tác động quyết định đến khả năng lành bệnh của người bệnh.

>> Tham khảo chi tiết: Top 4 bài tập chữa phồng đĩa đệm từ chuyên gia nên áp dụng ngay

phình đĩa đệm có chữa được không sự thật

Sử dụng áo nẹp để cố định cột sống

Vật lý trị liệu là các biện pháp cơ học nhằm tác động kéo giãn cột sống, dịch chuyển đĩa đệm giúp đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu. Các biện pháp thường sử dụng như: Các liệu pháp nhiệt – chườm nóng, lạnh (túi chườm, muối rang, ngải cứu), massage, châm cứu, điện châm, laser…

Một số biện pháp bổ trợ khác bạn có thể áp dụng như mặc áo nẹp cột sống giúp cố định xương, tắm bùn, tắm suối khoáng… cũng giúp điều trị bệnh tích cực.

Như vậy để kết luận bệnh phình đĩa đệm có chữa được không thì trả lời là bệnh hoàn toàn có thể chữa được trong giai đoạn đầu chỉ với các biện pháp vật lý trị liệu và tập luyện. Do đó ngay khi phát hiện các nghi vấn về triệu chứng bệnh cần đi thăm khám sớm nhất có thể để có hướng điều trị tích cực ngay từ giai đoạn khơi phát.

Thậm chí, có những trường hợp bệnh nặng được ghi nhận là điều trị khỏi hoàn toàn với các phương pháp luyện tập đúng đắn. Thế nên nếu muốn lành bệnh thì có hai yếu tố cần lưu tâm nhất: Thái độ của bản thân và phương pháp điều trị đúng đắn. Chúc các bạn chữa bệnh thành công!

>> Tìm hiểu thêm: Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không – Kết luận và cách chữa trị

Minh Châu

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo