Bị phồng đĩa đệm nên làm gì để không chuyển thành thoát vị đĩa đệm
Bị phồng đĩa đệm nên làm gì để bệnh không tiến triển thành thoát vị đĩa đệm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiềm chế, điều trị thậm chí là chữa dứt điểm bệnh. Bởi một khi bệnh đã phát triển thành thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau vô cùng khó chịu và thậm chí có nhiều nguy cơ mắc phải những di chứng nghiêm trọng về vận động và thể chất.
Xem ngay:
>> Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không – Kết luận và cách chữa trị
>> Cách chữa phồng đĩa đệm hiệu quả mọi người nên áp dụng
Phình đĩa đệm là chứng bệnh khá phổ biến, xảy ra khi một đĩa đệm trong cột sống chèn ép lên rễ thần kinh liền kề. Cơ chế của phông đĩa đệm là đĩa đệm bị lồi ra khỏi vị trí ban đầu và đè lên dây thần kinh gần đó gây ra đau đớn.
Với một số người phồng đĩa đệm trong giai đoạn tiến triển có thể gây ra những bất tiện rất lớn cho cuộc sống người bệnh, thậm chí có thể gây mất chức năng vận động.
Vậy phải làm thế nào mới ngăn chặn được bệnh phát triển xấu đi, giúp giảm đau và người bệnh cản thấy dễ chịu hơn? Các bạn có thể tìm hiểu ngay 7 bước nên làm khi bị lồi đĩa đệm dưới đây:
Giải đáp thắc mắc bị phồng đĩa đệm nên làm gì
Ngay khi mắc bệnh, các bạn cần nhanh chóng tìm hiểu những cách chữa bệnh phình đĩa đệm để đưa lại hiệu quả trị bệnh tích cực nhất. Dưới đây là những điều bạn nên làm khi có bệnh:
-
Luyện tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp
Những người vẫn giữ được nếp sống năng động kể cả khi tuổi tác đã cao, cơ thể thường có xu hướng rắn chắc, khỏe mạnh hơn, ít gặp phải các chấn thương hay giảm sút chức năng vận động so với những người khác. Việc ngồi lâu trong một thời gian dài là một trong các nguyên nhân gây lồi đĩa đệm và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, một lối sống thụ động sẽ khiến các cơ bắp dần yếu đi và tăng thêm áp lực lên cột sống, đặc biệt là khi bạn thừa cân béo phì.
Nếu bạn không phải chịu đựng những cơn đau nghiêm trọng đến mức không thể đi lại được, thì hãy cố gắng duy trì việc đi bộ hàng ngày và tập luyện các môn thể thao mà bạn yêu thích và có lợi cho việc chữa bệnh.
Luyện tập thể dục là cách ngăn ngừa bệnh tự nhiên nhất
Nếu bạn thừa cân thì nên lựa chọn kết hợp cùng các môn thể thao giúp giảm cân, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng trong bể bơi, khiêu vũ, đạp xe và bơi lội đều là những lựa chọn phù hợp cho người cao tuổi hay những người chỉ có thể thực hiện được các bài tập nhẹ nhàng. Đây đều là những môn thể thao tác động nhẹ nhàng, lâu dài và có khả năng điều chỉnh sao cho phù hợp với từng mức độ tập luyện của người tham gia.
-
Bị phồng đĩa đệm nên làm gì – Hãy nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ
Việc bắt các cơ bắp, xương khớp hoạt động quá sức có thể dẫn đến tình trạng viêm và bào mòn các đĩa đệm. Đó là lý do vì sao bạn nên tránh việc tập luyện quá sức. Hãy đảm bảo sự ưu tiên cho một giấc ngủ đêm đủ dài (7-9 tiếng cho hầu hết người trưởng thành).
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ giữa các bài tập hoặc chế độ làm việc (đặc biệt là khi ở cường độ cao). Điều này rất quan trọng bởi chúng giúp kiểm soát các hormone căng thẳng, hỗ trợ việc khống chế cân nặng và giảm thiểu các nguy cơ về các tổn thương nặng hơn.
-
Hãy áp dụng một chế độ ăn gồm các nhóm thực phẩm kháng viêm
Một trong những cách để kiểm soát tình trạng viêm hiệu quả là một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các thực phẩm có công dụng chữa bệnh trong khi giảm thiểu những thực phẩm có thể gây hại cho phần đĩa đệm và ảnh hưởng xấu đến cân nặng của bạn như đường, thịt chế biến sẵn, thực phẩm nhiều hóa chất, ngũ cốc tinh chế, rượu bia, hay các món snack đóng gói.
Vậy những thực phẩm được cho là vũ khí chống lại chứng bị phồng đĩa đệm là gì? Hãy sử dụng thường xuyên hơn các thực phẩm sau đây: các loại rau lá xanh đậm, chất béo có lợi như dầu olive nguyên chất, dầu dừa, các protein sạch và tinh như trứng gà ta, các oại thịt không sử dụng thức ăn chăn nuôi, cá biển và các nhóm thực phẩm lên men giàu probiotic.
Chế độ ăn và lối sống lành mạnh giúp đẩy lùi bệnh và ngăn bệnh phát triển
Một lưu ý quan trọng nữa trong việc hạn chế sự phát triển bệnh là cần tuyệt đối từ bỏ các thói quen có hại như thuốc lá, thuốc kích thích, giảm stress và ngủ ngon giấc.
2. Mẹo chữa phồng đĩa đệm tại nhà giúp trị bệnh hiệu quả
Nếu bạn còn thắc mắc bị phồng đĩa đệm nên làm gì thì đừng bỏ qua những mẹo dưới đây:
-
Chườm nóng lạnh trị bệnh phồng đĩa đệm
Một lưu ý qua trọng khi sử dụng các biện pháp chườm nóng lạnh là nên áp dụng vào các thời gian thích hợp để đảm bảo an toàn và phát huy tác dụng. Việc làm nóng không đúng cách có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho tổn thương, do đó cần tránh tác động nhiệt lên vùng sưng đau trong 72 giờ đầu tiên.
Chữa phồng đĩa đệm bằng cách chườm nóng lạnh
Hãy làm lạnh vùng bị đau trước với đá viên trong 72 giờ rồi sau đó mới sử dụng liệu pháp nhiệt sẽ là một cách an toàn để điều trị đau lưng do phồng đĩa đệm.
-
Massage chữa phồng đĩa đệm
Bị phình đĩa đệm có thể sử dụng các liệu pháp massage sẽ giúp các cơ bắp được thả lỏng, thư giãn, tăng lưu thông máu, hay thậm chí sản sinh ra các hormone giảm đau như endorphins. Trước khi bắt đầu một liệu pháp massage hãy thông qua sự đồng ý và tư vấn của bác sỹ nếu bạn không chắc chắn về tình trạng của bản thân.
Trên đây là các kiến thức đầy đủ và chi tiết cho vấn đền bị phồng đĩa đệm nên làm gì. Hy vọng bạn đọc đã có được cho bản thân những thông tin tham khảo bổ ích và các hướng dẫn cụ thể để áp dụng cho bản thân. Chúc các bạn chữa bệnh hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu thêm:
Minh Châu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!