Phồng đĩa đệm là gì – Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Rất nhiều người bệnh bị phồng đĩa đệm nhưng lại không biết vì vậy không điều trị từ sớm khiến bệnh tiến triển sang thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và quá trình điều trị. Do đó, tìm hiểu thông tin về bệnh là điều mà mọi người nên thực hiện từ sớm.

Xem ngay:

>> Bị phồng đĩa đệm nên làm gì để không chuyển thành thoát vị đĩa đệm

>> Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không – Kết luận và cách chữa trị

1. Bệnh phồng đĩa đệm là gì?

Một dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm khi trạng thái nhân nhày vẫn ở trong đĩa đệm mà chưa bị tràn ra ngoài trong khi đĩa đệm lại bị phồng (phình), lồi ra được gọi là phồng đĩa đệm.

Biểu hiện phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm tại đốt sống cổ và cột sống lưng

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho biết: Tình trạng đĩa đệm bị phồng hay phình đĩa đệm ít được phát hiện do các biểu hiện của bệnh không rõ ràng, nếu không sớm nhận biết và tìm cách chữa phồng lồi đĩa đệm thì phần lớn bệnh nhân chuyển sang thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng dữ dội thậm chí là nguy hiểm đến vận động của người bệnh.

2. Các dấu hiệu bệnh phồng đĩa đệm

Ban đầu khi đĩa đệm mới bị phồng người bệnh sẽ không thấy có triệu chứng nào gây chú ý, sau một thời gian khi đĩa đệm phồng càng to thì những cơn đau nhức, khó chịu sẽ xuất hiện (do chèn ép vào dây thần kinh xung quanh); hiện tượng đau lưng, đau nhức cột sống sẽ diễn ra thường xuyên, nhiều khi gây tê bì khiến người bệnh khó chịu.

Do triệu chứng bệnh không quá điển hình và đau nhức dữ dội nên người bệnh cũng thờ ơ không đi kiểm tra và phòng ngừa từ sớm. Chính vì vậy mà tạo điều kiện để bệnh tiến triển nặng hơn, làm bao xơ bị rách, nhân nhày trong đĩa đệm bị tràn ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép lên các dây thần kinh. Đồng thời dây thần kinh khi đó cũng sẽ bị phì đại gây hẹp ống sống từ đó dẫn đến những cơn đau dữ dội khiến người bệnh khó kiểm soát được.

Biến chứng phồng đĩa đệm

Phình đĩa đệm cột sống thắt lưng gây khó chịu cho người bệnh

Bênh còn có thể biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh bị hạn chế các vận động, bị teo cơ khiến chất lượng cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng nghiên trọng. Người bệnh không thể thực hiện các cử động như bình thường nữa, mọi vận động phải nhờ sự hỗ trợ của người khác đặc biệt là khi bị bại liệt. Mà bị bại liệt thì không khác nào lấy đi một nửa mạng sống do đó người bệnh cần đặc biệt cẩn thận. Sớm tìm hiểu nguyên nhân cùng yếu tố khiến bệnh hình thành, phát triển để phòng tránh từ sớm.

3. Những nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Việc tìm hiểu các nguyên nhân cùng yếu tố gia tăng bệnh là điều người bệnh nên quan tâm bởi nó vừa có tác dụng phòng ngừa lại giúp hỗ trợ quá trình điều trị.

Các chuyên gia cho biết phình lồi đĩa đệm xảy ra chủ yếu là do sự thay đổi của vòng sụn cũng như sự mất nước tại nhân đĩa đệm khiến cho sự đàn hồi, hấp thụ lực sang chấn của đĩa đệm bị giảm hay mất dần đi. Ngoài ra, sự thoái hóa cũng là nguyên nhân khiến cấu trúc đốt sống, vòng sụn và tính sinh học bị mỏng dễ dẫn đến rách, xơ hóa từ đó gây hiện tượng phồng đĩa đệm.

Một số yếu tố nguyên nhân được liệt kê dưới đây cũng sẽ giúp mọi người biết thêm để từ đó có biện pháp phòng tránh.

– Các chấn thương tại vùng cột sống do tai nạn dù mức độ nặng hay nhẹ đều gây những ảnh hưởng nhất định. Nhẹ thì khiến cột sống tổn thương, nặng thì gãy cột sống dễ dẫn đến thoát hóa, thoát vị nhanh hơn.

– Làm việc quá sức, khuân vác nặng thường xuyên, làm việc trong môi trường căng thẳng cũng khiến cột sống gia tăng áp lực dễ bị phồng đĩa đệm cột sống nhất là phìng đĩa đệm cột sống thắt lưng.

– Lối sống không lành mạnh, có thâm niên dùng rượu bia, hút thuốc lá… cũng gia tăng áp lực cho xương khớp và đĩa đệm cũng dễ dẫn đến bệnh phình đĩa đệm.

– Thừa cần cũng vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh phồng đĩa đệm nên mọi người cần lưu ý.

Dựa vào các yếu tố trên, người bệnh có thể dễ dàng phòng ngừa được nên với những người đang gặp phải một trong những yếu tốt trên nên đi khám khi có bất thường xảy ra, sử dụng thuốc kết hợp với phòng tránh để cải thiện bệnh.

4. Phải làm gì để phòng ngừa phồng đĩa đệm?

Muốn phòng ngừa bệnh hiệu quả với người có nguy cơ mắc bệnh cao hay những người bị phồng đĩa đệm vừa dễ nhưng cũng vừa khó, bởi việc phòng ngừa chủ yếu là do ý thức mọi người quyết định. Dưới đây là một số việc người bệnh phồng đĩa đệm, người bình thường nên biết để sớm phòng tránh:

  • Khám sức khỏe định kỳ

Đây là điều mà bất cứ ai cũng được khuyên thực hiện nhưng thực tế lại chẳng có mấy người làm theo và chỉ khi có bệnh mới đi khám. Chính tư tưởng đó mà việc phát hiện bệnh và phòng ngừa không được thực hiện từ sớm. Bởi khi đi khám, tất cả vấn đề đang phát sinh, đã phát sinh trong cơ thể con người sẽ được thông báo qua kết quả khám bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để tư vấn và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

Nguy cơ phồng đĩa đệm

Nên phòng tránh phồng đĩa đệm từ sớm để tránh tiến triển xấu

  • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi

Do nhiều người làm những công việc mang tính chất nặng nề, thường xuyên phải khuân vác thì cách tốt nhất để phòng ngừa, làm chậm quá trình phồng đĩa đệm hay thoái hóa chính là cân bằng hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi, để cột sống và các khớp có thời gian phục hồi.

  • Lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ dinh dưỡng cùng với việc tập luyện thể dục thể thao. Nếu mọi người có thói quen tập thể dục thể thao từ nhỏ và duy trì thì sức đề kháng cũng như khả năng mắc các bệnh lý về xương khớp thường ít hơn so với người lười luyện tập. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng đảm bảo, đầy đủ dinh dưỡng, tươi mát tránh đồ độc hại nhiều dầu mỡ, chất kích thích cũng giúp phòng ngừa và ít dẫn đến phồng đĩa đệm hơn.

Qua những thông tin về phồng đĩa đệm trên chắc hẳn người bệnh đã thấy tình trạng bệnh nào cũng giống nhau dù nhẹ nhưng nếu không quan tâm, chăm sóc đúng cách sẽ dễ dẫn đến nặng và nguy hiểm.

Xem ngay: 

Trần Huế (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo