Thoái hóa cột sống có chữa được không? Phòng ngừa thế nào?
Thoái hóa cột sống có chữa được không là câu hỏi được đặt ra khá nhiều trên các diễn đàn sức khỏe. Bệnh trở nên ngày càng phổ biến và ngày càng có nhiều người trẻ mắc chứng thoái hóa cột sống này.
1. Thoái hóa cột sống là gì?
Cột sống có vị trí quan trọng trong cơ thể con người, vừa là trục đỡ cơ thể vừa giúp cơ thể dễ dàng uốn, gập và thực hiện các động tác vặn mình, xoay người,… Nhờ có cột sống, cơ thể con người vận động linh hoạt hơn.
Về cấu tạo, cột sống có 33 đốt sống bao gồm các bộ phận như cột sống cổ, ngực, thắt lưng và xương cụt. mỗi đốt xương trong cột sống sẽ có một đĩa đệm làm chức năng ngăn cách và giảm xóc cho các khớp xương khi vận động.
Thoái hóa cột sống thường xuất hiện khi cơ thể bước sang tuổi 35 – 40. Biểu hiện của bệnh thường gặp là các cơn đau, tê và khó khăn trong việc đi lại. Vị trí bị đau khi bị thoái hóa cột sống là cổ, ngực là vùng ít bị đau nhất.
Thoái hóa cột sống có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
2. Thoái hóa cột sống có chữa được không?
Thoái hóa cột sống có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như:
– Thoát vị đĩa đệm: bệnh nhân vận động mạnh sẽ khiến cho đĩa đệm bị chèn ép và thoát vị, dẫn đến các cơn đau dai dẳng. Nguy hiểm hơn có thể không cử động được hay bị tàn phế.
– Dây thần kinh bị chèn ép: thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến gai cột sống hình thành làm chèn ép hệ thống dây thần kinh ở cổ. Do đó, gười bệnh rất có thể bị bại liệt và các di chứng khác về dây thần kinh.
– Hạn chế khả năng vận động: người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn và đau nhức khi xoay người, xoay cổ, cúi gập người khi tập thể dục do gai cột sống, viêm khớp,… mà thoái hóa cột sống gây ra.
Bệnh thoái hóa cột sống hiện không có thuốc đặc trị toàn bộ quá trình. Y học ngày nay hiện chỉ có những phương thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân hay phòng ngừa bệnh phát triển nặng từ những ngày đầu bệnh hình thành. Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh theo chiều hướng tiêu cực, cách tốt nhất là bệnh nhân nên điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn và tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: 3 nhóm thuốc trị thoái hóa cột sống an toàn, hiệu quả nhất cho mọi người
3. Một số cách giảm đau khi thoái hóa cột sống
Chườm nóng hoặc ấm vùng đau, đặc biệt là vùng cổ bằng các loại thảo dược thiên nhiên như lá ngải cứu, gừng, rượu,… 2 lần/ ngày.
Xoa bóp bằng rượu thuốc nhẹ nhàng và hạn chế vận động mạnh khi đang đau. Tốt nhất là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để tránh tổn thương bên trong khớp.
Khi đau mà buộc phải vận động thì nên dùng gậy chống để di chuyển. Như vậy sẽ làm giảm áp lực đè lên các khớp bị đau.
Chườm ấm để làm giảm cơn đau do thoái hóa cột sống gây nên
4. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống sẽ dễ dàng “đối phó” hơn nếu mọi người cùng biết cách [hòng ngừa căn bệnh sao cho hợp lý. Sau đây là các phương pháp ngăn ngừa thoái hóa cột sống mà các bác sĩ khuyến cáo:
-
Sinh hoạt và lao động đúng tư thế
Tư thế trong sinh hoạt và lao động ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của bệnh thoái hóa cột sống. Do đó, mỗi người nên ý thức bảo vệ cột sống của mình bằng cách giữ đúng tư thế khi làm việc.
– Người ngồi văn phòng nhiều phải thường xuyên đứng lên vận động, tập các bài thể dục nhẹ nhàng để thả lỏng các khớp và cột sống.
– Người lao động không khiêng vác quá nặng, quá sức, ngồi hẳn xuống để khiêng vật lên.
– Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau vì đó có thể là nguyên nhân làm cho thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn.
-
Chế độ ăn uống hợp lý
Bên cạnh vận động, chế độ ăn uống cũng cần được cải thiện. Với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của thoái hóa cột sống, bữa ăn nên bổ sung thêm canxi từ các loại hải sản như tôm, cua, cá,… và các dưỡng chất như vitammin A,C,D và omega-3 từ các loại cá,… Bổ sung các loại rau, củ quả và trái cây để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Thoái hóa cột sống có chữa được không còn phụ thuộc vào ý thức dưỡng bệnh của từng người. Các phương thuốc chữa trị chỉ làm giảm các cơn đau chứ không thể chữa hồi phục hoàn toàn thoái hóa cột sống. Do đó, cách tốt nhất là kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Đọc chi tiết: Tổng hợp cách chữa thoái hóa cột sống hiệu nghiệm nhất
Thúy Nhi (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!