Giải đáp cùng chuyên gia: Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?
Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhưng chưa có câu trả lời. Những chứng bệnh thoái hóa về khớp vẫn được khuyên rằng nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Quan niệm này hoàn toàn sai vì nếu hạn chế vận động, người bệnh có khả năng cao mắc chứng cứng khớp và bệnh tình sẽ trở nên nặng hơn.
1. Thoái hóa cột sống lưng có nên đi bộ không?
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một chứng lão hóa khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Chứng bệnh thoái hoá này gây ra các cơn đau với các cường độ khác nhau, gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động hằng ngày cho người bệnh. Tin đáng buồn rằng, ngày càng nhiều người trẻ mắc phải chứng lão hóa này do lười vận động, tập luyện, tư thế làm việc lại không hợp lý…
Nhiều người vẫn rỉ tai nhau rằng, mắc bệnh về khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống thắt lưng thì không nên vận động nhiều, tập luyện thể dục thể thao hạn chế. Vậy thoái hoá cột sống lưng có nên đi bộ không?
Theo các chuyên gia thì: Bên cạnh việc nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cũng cần có chế độ tập luyện thường xuyên và phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Điều này giúp cho các khớp được thả lỏng, linh hoạt và giảm khả năng co cứng khớp.
Đi bộ là một trong những bài tập đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tuyệt vời đối với những người mắc chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Đi bộ vừa giúp các khớp thư giãn, tăng độ dẻo của các cơ, vừa giúp cho cơ thể thoải mái, thư giãn và giảm bớt căng thẳng sau những ngày làm việc cật lực và mệt mỏi, thiếu thời gian vận động.
Người cao tuổi nên thường xuyên tập luyện đi bộ
2. Hiệu quả của việc đi bộ thường xuyên
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi bộ không những có ích cho người mắc chứng thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng và chứng thoái hóa khớp nói chung mà còn có lợi cho những người bình thường. Đi bộ không cần nhiều kỹ năng phức tạp mà lợi ích thì cực kỳ cao. Những hiệu quả mà đi bộ đem lại cho cơ thể bao gồm:
– Giảm khả năng mắc các chứng bệnh về tim mạch và chứng đột quỵ, điều hòa huyết áp.
– Giảm nồng độ cholesterol có trong máu, lưỡng mỡ trong cơ thể được đốt cháy và thỉa ra ngoài theo nhiều đường khác nhau.
– Đi bộ giúp tạo cảm giác thoải mái, hưng phấn và thư giãn đầu óc, giảm stress và giúp người bệnh đễ ngủ hơn.
– Phụ nữ thời kỳ mãn kinh đi bộ thường xuyên giúp giảm khả năng loãng xương và tăng độ đậm của xương.
– Đi bộ còn giúp giảm cân hiệu quả và hạn chế khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Đặc biệt với xương khớp, đi bộ đem lại nhiều lợi ích bất ngờ. Người đi bộ thường xuyên khả năng bị loãng xương giảm đến 30% so với những người lười vận động. Tỉ lệ nguy cơ gãy xương đùi giảm. Đi bộ thường xuyên giúp máu lưu thông, giảm bớt những cơn đau khớp của các chứng như viêm khớp gối, khớp háng.
Chính vì thế để hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng hiệu quả, mọi người hãy tham khảo bác sĩ để tập luyện đúng cách với những môn thể thao phù hợp cới sức khoẻ của mình.
Các điều cần lưu ý khi đi bộ
3. Những điều lưu ý khi tập luyện đi bộ
Đi bộ đem lại nhiều lợi ích nhưng không phải đối tượng nào cũng được khuyên khích. Do đó, thoái hoá cột sống lưng có nên đi bộ nhưng mọi người cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây.
– Quần áo và giày thể thao vừa vặn khi tập luyện, tạo cảm giác thoái mái, không gò bó vì có thể gây sưng và hạn chế vận động của người tập.
– Chọn thời điểm đi bộ thích hợp trong ngày: sáng sớm, chiều mát,… Thời gian đi bộ phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người. Không đi bộ quá lâu.
– Tập luyện đi bộ kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp.
– Tư thế đi bộ cần tuân thủ: đầu và lưng giữ thẳng, thả lỏng các khớp vai, cánh tay. Đi chậm lúc đầu và từ từ tăng tốc độ.
– Đối với nữ nên buộc tóc gọn gàng, cử động cổ nhịp nhàng và cẩn thận.
Thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ hay không? Câu trả lời chúng tôi đã cung cấp cho các bạn. Hãy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có một sức khỏe tốt và hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp ngay từ bây giờ.
Đọc thêm: Thoái hóa cột sống thắt lưng chữa được không? Giải pháp khắc phục tốt nhất cho người bệnh
Thuý Nhi (T/h).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!