Thủy châm – Phương pháp đông tây y kết hợp mang lại hiệu quả chữa bệnh gấp đôi

Thủy châm là sự kết hợp hoàn hảo giữa đông y và tây y trong điều trị các bệnh lý xương khớp, hệ thần kinh, tiêu hóa… Tuy nhiên, do phát triển muộn ở nước ta nên nhiều người không biết đến phương pháp này mà chỉ biết đến châm cứu bằng kim. Vậy thủy châm là gì, tác dụng ra sao và có tốt cho người bị xương khớp không?

1. Thủy châm là gì?

Theo BS Trần Thị Hương Lan, Phó trưởng Khoa nội cơ xương khớp Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, thì thủy châm còn được gọi là tiêm thuốc vào huyệt nhằm mục đích là kích thích huyệt tại chỗ để giảm đau, mang đến sự thoải mái cho người bệnh.

Tại Trung Quốc thủy châm đã được sử dụng cùng với vitamin B1 để điều trị từ năm 1954, năm 1955 được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở điều trị của Trung Quốc. Ở Việt Nam, năm 1971, thủy châm mới được nghiên cứu bởi Hội Đông y Việt Nam và đưa vào sử dụng. Đến nay thủy châm được phát triển và phổ cập ở khắp tỉnh thành nước ta.

Thủy châm trong đông y chữa nhiều bệnh

Thủy châm là phương pháp chữa bệnh hiệu quả trong đông y

Trong giai đoạn đầu, thủy châm dùng dịch chiết xuất từ nọc ong để điều trị sau đó là kết hợp với vitamin, đến nay đã có thể dùng chung với một số loại thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

2. Tác dụng của phương pháp thủy châm là gì?

Trên thực tế khi điều trị bằng thủy châm sẽ nhân đôi kết quả bởi đây là phương pháp kết hợp giữa đông y và tây y. Cụ thể theo Bác sĩ CK I Nhâm Chấn Phát công tác tại Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh, thủy châm kết hợp giữa học thuyết kinh lạc trong đông y và các loại thuốc tiêm gồm vitamin, thuốc kháng sinh trong tây y.

Thủy châm cho tác dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh như:

– Thủy châm liệt 7 ngoại biên (chữa đau dây thần kinh ngoại biên số 7)

– Thủy châm chữa đau lưng, dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh tọa…

– Thủy châm chữa các bệnh xương khớp khác như thoái hóa, thoát vị, viêm đau khớp…

– Chữa đau nửa đầu mãn tính

– Chữa bệnh thiểu năng tuần hoàn não

– Hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ

– Chữa viêm thần kinh hông to

– Chữa bệnh di tinh, mộng tinh

– Điều trị bệnh hen phế quản cùng một số bệnh nan y khó chữa khác.

– Hiệu quả với bệnh lý cấp tính như khó thở, choáng, đau dạ dày, đau bụng, nhức răng…

Thủy châm không chỉ có tác dụng ức chế hay giảm triệu chứng bệnh tạm thời mà nó đo trực tiếp vào sâu bên trong để khắc phục, sửa chữa các nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi vậy mà thủy châm ngày càng trở nên phổ biến hơn tại các cơ sở đông y.

Tác dụng của thủy châm

Thuỷ châm có tác dụng gì?

3. Các phương pháp thủy châm và loại thuốc tiêm được sử dụng

Căn cứ vào mục đích điều trị mà các phương pháp và thuốc dưới đây sẽ được kết hợp và áp dụng cho từng người bệnh.

  • Các phương pháp thủy châm

Hiện thủy châm được thực hiện theo 3 cách khác nhau tùy vào tình trạng bệnh và tay nghề của bác sĩ mà có thể thực hiện:

# Phương pháp thuỷ châm định vị

Phương pháp này, các bác sĩ, lương y sẽ thực hiện đưa mũi kim đến đúng vị trí huyệt được xác định rồi cố định mỗi kim tại đó. Tiếp theo chỉ việc bơm lượng thuốc đã định sẵn.

# Phương pháp thuỷ châm từ nông đến sâu hoặc từ sâu đến nông

Ở phương pháp thứ 2 này, sau khi đã xác định huyệt cần thủy châm, người thực hiện bắt đầu bơm thuốc khoảng 0,1 – 0,2 cc thì tiến hành rút kim lên khoảng 0,1 – 0,2 cm; tiếp tục thực hiện rút kim lên cho đến khi hết thuốc tiêm và kim rút hết ra ngoài.

Trong nhiều trường hợp lương y cũng có thể thực hiện ngược lại phương pháp thủy châm đó là tiêm thuốc từ nông cho đến sâu đến khi vào huyệt và hết thuốc.

# Phương pháp thuỷ châm kết hợp tiêm bắp với tiêm dưới da

Với cách tiêm thuốc này, lương y cũng đã xác định huyệt cần bấm, thực hiện tiêm một lượng thuốc vào bắp thịt sau khi rút kim lên đến dưới da thì tiêm nốt lượng thuốc còn lại. Lúc này thuốc sẽ dự trữ dưới da và thấm dần xuống để giảm đau nhức từ từ.

  • Những loại thuốc thường dùng trong thủy châm

Điều vô cùng quan trong trong thủy châm đó là tiêm những loại thuốc phù hợp. Thuốc được dùng sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý, các loại thuốc thủy châm thường sử dụng đó chính là vitamin hoặc kháng sinh bao gồm: Vitamin C, Vitamin B1, Novocain, Antipyrin, Kháng sinh, Atropin, Morphin, Adrenalin, Coramin…

Thuỷ châm với thuốc novocain

Thuốc dùng trong thủy châm tùy vào bệnh lý

* Lưu ý với các loại thuốc trong thủy châm

Không phải loại thuốc tiêm bắp nào cũng được sử dụng trong thủy châm ví dụ như các thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Voltaren…

Không sử dụng cùng lúc các loại vitamin B và C trong thủy châm

Novocain là thuốc thường dùng trong thủy châm nhưng phải pha trộn thêm với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, một số thuốc không được dùng chung bởi sẽ gây kết tủa như: TerneurinH500 (Tervit H5000), Becofim…

4. Các bước tiến hành thủy châm trong đông y

Thủy châm để trị bệnh hiệu quả cần được thực hiện bởi bác sĩ, lương y có tay nghề cao, tiến hành điều trị theo trình tự như sau:

– Bước 1: Kiểm tra tình trạng bệnh lý và cơ địa xem có thích hợp để áp dụng phương pháp thủy châm trị bệnh không.

– Bước 2: Xác định các huyệt cần thủy châm.

– Bước 3: Thực hiện kỹ thuật trong thủy châm

Lấy thuốc vào bơm tiêm, thử phản ứng thuốc theo quy định.

Thực hiện chữa bệnh theo trình tự:

+ Đầu tiên đó là tiến hành sát trùng vùng da tại huyệt định châm, dùng ngón tay trái để ấn và căng da tại huyệt còn tay phải dùng kim đâm nhanh qua da rồi đẩy vào huyệt.

+ Tiếp đến từ từ bơm thuốc vào huyệt từ 0,5 – 2cc cho mỗi huyệt.

+ Tiến hành rút kim nhanh và sát trùng vị trí tiêm thuốc bằng bông khử trùng.

Thời gian thủy châm, mỗi ngày người bệnh tiến hành thủy châm 2 – 5 huyệt. Thời gian điều trị khoảng 10 – 15 ngày, ngoài ra còn phụ thuộc vào loại bệnh mắc phải và cơ địa, khả năng phục hồi của mỗi bệnh nhân.

Thuỷ châm cần thực hiện đúng phương pháp, trình tự

Thủy châm theo trình tự, thực hiện bởi bác sĩ, lương y có tay nghề cao

– Bước 4: Theo dõi và xử lý

Bác sĩ, lương y sẽ theo dõi phản ứng tại vị trí thủy châm và các biểu hiện toàn thân người bệnh. Nếu không có bất thường xảy ra người bệnh có thể về nhà và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi hay sốc phản vệ cần phải xử lý ngay.

5. Chỉ định và chống chỉ định áp dụng phương pháp thủy châm

Thủy châm là phương pháp điều trị cổ truyền và hiện đại kết hợp do đó có những đối tượng không được chỉ định thực hiện phương pháp này.

  • Đối tượng được chỉ định

Phần lớn người bệnh đều được chữa trị theo phương pháp này. Những đối tượng nên lựa chọn điều trị bằng thủy châm để sớm cải thiện triệu chứng bệnh như:

– Người mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa, viêm khớp…

– Những người bị đau nhức dây thần kinh ngoại biên.

– Người mắc bệnh về đường hô hấp

– Bệnh nhân bị đau đầu.

  • Chống chỉ định thủy châm cho các đối tượng

Nếu nằm trong nhóm này thì tốt nhất người bệnh nên tránh xa phương pháp thủy châm chữa bệnh:

– Trường hợp phải cấp cứu.

– Thể trạng người bệnh yếu

– Tinh thần không ổn định, căng thẳng, lo lắng đặc biệt sợ tiêm

– Không nên điều trị các bệnh cấp cứu bằng thủy châm đơn thuần

– Vùng da cần thủy châm có vết chai cứng, vết thương hở, viêm nhiễm…

– Không dùng thủy châm cho trường hợp bị đau vai gáy do viêm tủy, u tủy.

6. Thuỷ châm có tốt không với bệnh nhân xương khớp?

Theo những tác dụng của thủy châm kể trên thì các bệnh xương khớp như đau khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy… đều có thể áp dụng phương pháp chữa trị này. Tuy nhiên điều mà người bệnh thắc mắc là phương pháp thủy châm có thực sự tốt hay không, thủy châm có hại không?

Thuỷ châm chữa đau vai gáy

Bị bệnh xương khớp thực hiện thủy châm có tốt không?

Theo đánh giá của đông y và tây y thì thủy châm là cách chữa trị tốt. Khi tiến hành thủy châm, thuốc qua thủy châm sẽ kích thích đến vỏ não. Lúc này vỏ não sẽ có phản xạ tới hệ thần kinh để điều chỉnh hoạt động của cơ thể. Chính quá trình này giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, giúp phục hồi và điều trị bệnh tốt hơn.

Nếu được chỉ định thủy châm để chữa bệnh xương khớp thì người bệnh hãy kiên trì để sớm thoát khỏi những cơn đau, triệu chứng bệnh.

Thủy châm là phương pháp điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người tốt. Tuy nhiên không nên thực hiện thủy châm tại nhà, bởi không xác định đúng huyệt và khử trùng đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả khó lượng. Nếu muốn chữa bệnh xương khớp hay bất cứ bệnh lý nào khác bằng thủy châm hãy tìm đến những cơ sở chuyên khoa y học cổ truyền và các lương y, bác sĩ có tiếng để thực hiện chữa bệnh.

T.H (Tổng hợp).

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo