Làm sao để trị đau bắp chân dứt điểm?
Tình trạng đau bắp chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người ít vận động. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới đau bắp chân, có những loại đau bắp chân thường gặp nào và cách điều trị đau bắp chân hữu hiệu nhất.
1. Nguyên nhân đau bắp chân
Đau bắp chân là tình trạng mà phần bắp thịt đau nhức, chứ không phải là cảm giác đau ở phần xương khớp. Đau bắp chân dễ gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, những người ít vận động, thời gian xuất hiện cơn đau là vào cuối ngày.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có thể kể đến một số nguyên nhân chính như giãn tĩnh mạch chân, tổn thương thần kinh ngoại biên, đau khớp gối do thoái hóa mãn tính, do bệnh lý động mạch, bệnh bạch huyết,… Nhưng nguyên nhân phổ biến với các biểu hiện đặc trưng nhất là giãn tĩnh mạch chân.
Cụ thể, khi tình trạng đau bắp chân xuất hiện vào cuối ngày do đứng lâu, ít vận động thì có thể bạn đã bị giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu. Nếu tình trạng lặp lại theo chu kỳ: tối ngủ giảm đau dần nhưng càng từ sáng đến chiều cơn đau càng mạnh, mỏi chân, nặng chân,… thì khả năng cao là bạn bị suy tĩnh mạch, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác.
Việc đau bắp chân do suy tĩnh mạch với các biểu hiện đặc trưng trên là do sự ứ đọng máu ở phần bắp chân, từ đó gây chèn ép tạo nên các cơn đau nhức. Càng về sau sự lưu thông máu càng ứ trệ, làm máu ứ đọng ngày càng nhiều nên cơn đau bắp chân càng gia tăng, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Ngoài ra, đau bắp chân còn xuất hiện từ nguyên nhân xơ vữa động mạch và viêm nội mạc động mạch, làm hẹp tác lòng mạch dẫn đến thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khí hậu lạnh kéo dài, người nghiện thuốc lá, chế độ ăn thiếu vitamin, người thường xuyên bị căng thẳng, người béo phì, ít vận động,,… cũng dễ bị viêm khớp cổ chân.
2. Các loại đau bắp chân thường gặp
-
Đau bắp chân ở bà bầu
Tình trạng đau bắp chân ở bà bầu thường xuất hiện ở tháng thứ 5 -6 và đau bắp chân khi mang thai tháng cuối. Nguyên nhân là do thời điểm này thai nhi ngày càng lớn, khiến người mẹ tăng cân, đồng thời thai nhi to chèn éo lên các mạch máu khiến máu khó lưu thông, bắp chân dễ nhức mỏi.
Một số tư thế ngồi quá lâu, hay ngủ sai tư thế, ít vận động cũng đưa lại tình trạng đau bắp chân ở bà bầu. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do trong chế độ ăn của người mẹ thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi và magie, B1, B2, axit folic,…
Để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là tình trạng đau bắp chân khi mang thai tháng cuối, người mẹ nên thường xuyên vận động, tránh ngồi một chỗ quá lâu, khi di chuyển nên đi giày bệt. Sử dụng thêm các loại kem thoa làm mát chân. Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, trái cây họ cam, các loại ngũ cốc chứa nhiều vitamin C, E, P có tính năng bảo vệ các tĩnh mạch. Cũng nên bổ sung thêm canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Đau bắp chân sau sinh
Phụ nữ thường gặp tình trạng đau bắp chân sau sinh, đây là hiện tượng mỏi chân do thiếu canxi. Biểu hiện rõ nhất là nhức mỏi cơ bắp, tăng dần lên khi vận động nhiều, và dễ dẫn đến bị chuột rút.
Để xác định rõ tình trạng canxi trong cơ thể, bạn cần đi xét nghiệm, nếu thiếu có thể bổ sung bằng các thực phẩm giàu canxi cùng một số thuốc canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
-
Đau bắp chân khi vận động
Tình trạng này thường xảy ra đối với những người tập thể dục thể thao, vận động nhiều, phổ biến nhất là đau bắp chân khi chạy bộ, đau bắp chân khi leo núi, đau bắp chân khi đá bóng,…
Những loại đau bắp chân này không liên quan đến chấn thương và thường có thể tiên đoán được. Ví dụ như ngay sau khi chạy bộ một đoạn đường, bắp chân của họ có thể trở nên nặng hơn và đau thắt, khiến họ khó có thể chạy thêm được nữa, khi leo núi quá lâu bắp chân cũng sẽ trở nên nặng nề hơn,… Nếu dừng hoạt động lại thì cơn đau sẽ dịu xuống nhưng cảm giác đau căng vẫn tồn tại tới vài ngày sau.
Nhưng biểu hiện này còn liên quan đến nhiều bệnh lý như chèn ép khoang sau, bệnh đau thần kinh tọa,…
-
Đau bắp chân ở người già
Đau bắp chân ở người già, đặc biệt là đau bắp chân khi trời lạnh là do bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thường xuất hiện ở cơ chứ không phải ở khớp. Lúc này người bệnh thường bị chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân, xuất hiện nhiều khi đi bộ, trèo cầu thang hoặc làm việc quá sức.
Cơ chế gây đau là lúc cơ hoạt động, chúng cần được cấp máu nhiều hơn, tuy nhiên do phần lòng mạch bị hẹp tắc bở các mảng xơ vữa khiến cơ bị thiếu máu gây ra triệu chứng đau bắp chân.
Nếu cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần thì cần đi khám để bác sĩ chuyên khoan định hướng và có phác đồ điều trị phù hợp.
-
Đau bắp chân sau khi bị chuột rút
Hiện tượng đau bắp chân do chuột rút và đau bắp chân sau khi bị chuột rút xảy ra do nhiều nguyên nhân: không khởi động kỹ trước khi tập thể dục, thiếu canxi ở phụ nữ mang thai, chịu tác dụng phụ của một số thuốc điều trị, mất nước khiến cơ bắp mệt mỏi, tuần hoàn máu kém,…
Để làm giảm cơn đau bắp chân sau khi bị chuột rút, các bạn nên xoa bóp bắp chân, thả lỏng và làm ấm cơ. Nếu vẫn chưa thuyên giảm thì bạn nên thử đặt trọng lượng trên các chân bị ảnh hưởng rồi uốn cong đầu gối một chút, hoặc có thể ngồi, nằm xuống với chân đau duỗi thẳng ra, kết hợp kéo đầu của bàn chân về phía đầu của bạn.
3. Phương pháp điều trị đau bắp chân
- Điều trị đau bắp chân bằng thuốc
Trong trường hợp sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm tình trạng đau bắp chân, người bệnh nên dùng thuốc chống viêm không chứa Corticoid, những thuốc này có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả và con có tác dụng kháng viêm.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu
Khi bị đau bắp chân các bạn nên xoa bóp chân nhẹ nhàng để giúp lưu thông tĩnh mạch, giảm đau, tránh dùng dầu nóng để xoa bóp để tránh tĩnh mạch bị giãn, máu bị đọng. Người bệnh cũng có thể xoa bóp bắp chân bằng dung dịch nước mật ong chanh ấm, kết hợp ngâm nước muối ấm từ 15 – 20 phút để thư giãn và giảm đau.
Khi bắp chân bị co cứng hãy dùng hai ngón tay bóp mạnh vào bắp chân 15 – 20 giây để cơn đau dịu đi nhanh chóng, sau đó co duỗi 2 chân và đứng lên ngồi xuống.
- Tập thể dục
Nên khởi động kỹ và bài bản trước khi bắt đầu tập luyện để tránh bị chuột rút. Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi bộ tại chỗ, yoga,…
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Người bị đau bắp chân nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất như canxi, magie,… Uống nhiều nước, tránh xa thuốc lá, các chất cafein.
Sắp xếp thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động quá mạnh khiến cơ bắp chân dễ bị đau nhức trở lại.
Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn và trở nên nặng hơn thì bạn nên đến các bệnh viện để thăm khám, tham khảo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị kịp thời.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!