Vì sao mắt cá chân bị đau, mắt cá chân bị sưng phù ?
Mắt cá chân là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và gân cơ chạy qua, vì thế đây cũng là nơi thường gặp các tình trạng như mắt cá chân bị đau, mắt cá chân bị sưng phù,… Hãy cùng tìm hiểu về các biểu hiện ở mắt cá chân và cách chữa trị hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây.
1. Mắt cá chân bị đau
Mắt cá chân bị đau thường xuyên, kéo dài là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm khớp. Người bệnh thường bị đau đớn phần mắt cá chân, gây khó khăn trong việc đi lại hằng ngày.
Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác khiến mắt cá chân bị đau:
-
Nguyên nhân mắt cá chân bị đau
Chấn thương ở vị trí mắt cá chân trong quá trình lao động, chơi thể thao khiến cho mắt cá chân bị đau, nhất là mỗi khi hoạt động quá mức, cơn đau chỉ tạm dứt khi nghỉ ngơi. Nếu để lâu mắt cá chân có thể bị viêm nhiễm dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân.
Tình trạng thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể trở nên quá tải, gây áp lực lên các dây chằng nơi cổ chân, khiến chân mất thăng bằng và dần bị yếu đi, tình trạng này kéo dài khiến phần mắt cá chân bị đau nhức.
Cuối cùng, nguyên nhân mắt cá chân bị đau còn do yếu tố sai lệch trục cổ chân, hay đây là do yếu tố di truyền. Lúc này cấu trúc kết nối các trục xương hông – xương đùi – khớp gối – cẳng chân – khớp cổ chân – bàn chân với nhau bị lệch, khi di chuyển tạo ra tác động lực phân bổ không đồng đều. Điều này khiến cho mắt cá chân bị đau, đặc biệt là khi vận động hay đứng quá lâu.
-
Cách chữa mắt cá chân bị đau
Khi vừa xuất hiện tình trạng mắt cá chân bị đau, người bệnh cần xử lý ngay, tránh để quá lâu khiến bệnh chuyển biến nặng hơn sang viêm nhiễm. Đầu tiên, hãy chườm đá lạnh vào chỗ mắt cá chân bị đau trong khoảng 15 – 20 phút, tiếp tục chườm nhiều lần cho đến khi tình trạng đau nhức thuyên giảm.
Cần xây dựng các bài tập vật lý trị liệu, bài tập thư giãn nhẹ nhàng giúp giảm các cơn đau ở mắt cá chân. Kết hợp cùng việc massage chân sau khi tập luyện.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống khoa học để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và duy trì cân nặng ở mức trung bình, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Tránh các chất kích thích có nhiều cồn như bia, rượu, thuốc lá…
Tốt nhất là không nên đi chân đất hoặc mang giày cao gót quá nhiều, người bệnh nên đi giày dép có đế nâng cao vòm, ôm lòng bàn chân để tạo cảm giác chắc chắn, thoái mái cho bàn chân, tắng cường lưu thông máu, và giảm áp lực lên phần mắt cá chân bị đau cũng như tránh bệnh chuyển sang viêm khớp cổ chân nặng
2. Mắt cá chân bị sưng phù
-
Nguyên nhân mắt cá chân bị sưng phù
Trường hợp mắt cá chân bị sưng phù thường xảy ra nhiều đối với phụ nữ mang thai, và đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mắt cá đột ngột bị sưng và phù quá nhiều thì có thể là tình trạng tiền sản giật. Người bệnh nên đặc biệt theo dõi và phát hiện sớm, đi kèm mắt cá chân sưng phù là hiện tượng đau bụng, nhức đầu, ói mửa,…
Ngoài ra, các tổn thương ở bàn chân và mắt cá chân khiến dây chằng căng ra vượt mức bình thường, từ đó khiến mắt cá chân bị sưng phù. Nguy hiểm hơn là trường hợp mắt cá chân bị sưng do phù bạch huyết. Phù bạch huyết xuất phát từ các vấn đề của mạch bạch huyết, hạch bạch huyết. Khi có sự cản trở dòng chảy của bạch huyết nó sẽ gây ra tình trạng sưng phù ở mắt cá chân. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân đang điều trị xạ trị ung thư, hoặc trải qua các thủ thuật loại bỏ hạch bạch huyết.
Nhiễm trùng khớp mắt cá chân cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mắt cá chân bị sưng phù. Hay tình trạng xuất hiện cục máu đông khiến lưu lượng máu từ chân về tim bị chặn ứ lại trong tĩnh mạch chân, điều này gây tắc nghẽn nhiều tĩnh mạch, ngăn chặn dòng chảy của máu và gây sưng mắt cá chân.
Một số bệnh lý gây mắt cá chân bị sưng phù là suy thận khiến chức năng thận suy giảm làm cơ thể mất protein trong nước tiểu. Bệnh tim gây ra sự tích tụ chất lỏng do giữ muối và nước, từ đó làm tình trạng sưng phù quá mức xảy ra ở mắt cá chân, tăng huyết áp cũng là một lý do khiến mắt cá chân bị sưng tấy.
-
Cách chữa mắt cá chân bị sưng phù
Để đối phó với tình trạng này bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, sử dụng túi chườm nước đá hoặc băng nén. Nếu đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trên mà không thuyên giảm thì nên đến các phòng khám chuyên khoa để chụp Xquang, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và chữa trị.
Hiện phương pháp RICE là biện pháp đáng tin cậy đang được áp dụng trong điều trị các thương tổn và loại bỏ sưng phù. Cụ thể: người bệnh chườm lạnh mỗi ngày vài lần, mỗi lần 15 phút để khống chế chảy máu và dịch thể, sau đó đè ép – dùng dây băng bó hoặc có giá đỡ để cố định phần mắt cá chân. Đỡ lên cao – chống cao mắt cá chân, thả lỏng chân để giúp dịch bản ra ngoài, liên tục làm theo phương pháp RICE này từ 3 đến 5 ngày.
Nếu cần sử dụng tới thuốc giảm đau thì người bệnh nên thận trọng, thuốc có thể giảm nhẹ cơn đau nhưng nếu bị sưng phù vì bị thương thì phải tránh sử dụng thuốc vì nó làm máu chảy trong thời gian dài.
Kết hợp xoa bóp mắt cá chân, dùng tay nhẹ nhang xoa bóp 1 – 2 lần, ngón tay xoa bóp dần dần lên đầu gối sẽ góp phần đẩy dịch thể ra khỏi khớp xương. Đi bộ trong nước cũng là một phương pháp chữa mắt cá chân bị sưng phù hữu hiệu, người bệnh đi bộ trong nước ngập sâu đến thắt lưng để làm ấm mắt cá chân, giảm sưng vì đi dưới nước các tác dụng chống lại sự lưu động cơ bắp, loại bỏ dịch thể tích tụ.
Chọn lựa cho mình loại giày dép phù hợp với chân, tránh trường hợp gây áp lực làm đau và sưng mắt cá chân, nên chọn giày thoải mái, nhẹ nhàng, có đế bằng và có tác dụng chống đỡ mắt cá chân.
3. Mắt cá chân bị khô, đen và chai sạn
Vùng mắt cá chân vốn dĩ đã có sự tiết nhờn để duy trì độ ẩm và căng bóng cho da ít hơn những vùng khác trên cơ thể, nếu không được chăm sóc thì mắt cá chân sẽ càng bị khô, đen và chai sạn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Theo Bác sĩ Đỗ Hữu Thành – Chuyên khoa Nội cho biết, do thói quen ngồi tì mắt cá chân xuống sàn, lâu ngày tạo thành vết chai sạn khiến mắt cá chân bị khô, đen và chai sạn. Thời gian để hết vết chai nếu không bị tì nữa thường mất khoảng 1-2 năm.
Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để khắc phục tình trạng mắt cá chân bị khô, sần sùi, thô ráp. Sử dụng nước cốt chanh tươi thoa trực tiếp lên mắt cá chân, sử dụng thường xuyên để tẩy đi những mảng da khô và sẫm màu.
Nếu muốn giải quyết vấn đề thô ráp hãy thoa một lớp dầu dừa lên vùng da mắt cá chân và để trog khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Ngâm chân trong nước nóng với 2 – 3 thìa muối, để trong vòng 20 phút. Sau đó lau khô và lặp lại cách này thường xuyên để loại bỏ dần lớp da khô sần.
Cuối cùng một phương pháp hiệu quả và an toàn trong chữa mắt cá chân bị khô, đen, thô ráp là dùng hạnh nhân xay nhuyễn. Sử dụng 10 – 15 hạt hạnh nhân, xay nhuyễn rồi trộn cùng với nước để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da mắt cá chân và để lại qua đêm.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!