Viêm khớp cổ chân- Dấu hiệu thường gặp và cách điều trị

Bệnh viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến. Bệnh gây ra nhiều cơn đau dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gì nữa không? Hay viêm khớp cổ chân ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hằng ngày? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm khớp cổ chân là gì?

viêm khớp cổ chân đau

Bệnh viêm khớp cổ chân là bệnh dễ xảy ra

Theo BS. Đỗ Phước Hùng – khoa xương khớp bệnh viện y dược TP.HCM, khớp chân là một trong những khớp quan trọng trong cơ thể, nó hầu như gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, ngoài ra nó còn hoạt động khá linh hoạt giúp cơ thể chuyển động. Vì thế mà đây là bộ phận dễ bị bệnh nhất, điển hình là bệnh viêm khớp cổ chân, thoái hóa khớp chân,…

Đặc biệt là bệnh viêm khớp cổ chân, đây là một dạng bệnh xương khớp ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Nếu như trước khi bệnh chỉ thường bắt gặp ở người già, người thường xuyên lao động nặng thì hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Báo cáo mới nhất của Bộ y tế cho biết, có tới 32% người mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 25 trở lên.

Thực chất, bệnh viêm khớp chân sinh ra do tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân, từ đó ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh nhu sụn, xương dưới sụn,… Lúc này phần sụn khớp bị thoái hóa, hai đầu xương không còn được bảo vệ sẽ cọ xát vào nhau mỗi khi vận động. Vì thế bệnh gây ra nhiều cơn đau nhức nhối ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh, khiến người bệnh hạn chế nhiều trong sinh hoạt hằng ngày.

2. Những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm khớp cổ chân

viêm khớp cổ chân dấu hiệu

Dấu hiệu điển hình của bệnh là những cơn đau nhức nhối, khớp cổ chân bị sưng tấy,…

Thực chất bệnh viêm khớp cổ chân cũng giống như các dạng viêm khớp khác, bản chất nó cũng là sự suy thoái và bào mòn các lớp sụn khớp, phần xương dưới sụn tại cổ chân. Khi bị viêm khớp cổ chân người bệnh sẽ thường có một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, các cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh cử động. Cơn đau xảy ra ở vùng khớp xương, khi đưa tay nắn khớp và vùng xung quanh cũng sẽ cảm thấy đau.
  • Cổ chân bắt đầu có hiện tượng sưng, điều này làm hạn chế vận động chân, khiến người bệnh viêm khớp cổ chân không thể làm những công việc mạnh.
  • Phát ra tiếng lạo xạo ở khớp cổ chân khi đi lại, vận động cổ chân.
  • Phần mắt cá chân cũng bị đau nhức, kèm theo hiện tượng sưng nhẹ mắt cá chân.
  • Một số bệnh nhân còn kèm theo hiện tượng sốt, ớn lạnh, cảm thấy mệt mỏi,… nhất là vào khoảng thời gian về chiều tối.

3. Hậu quả của bệnh viêm khớp cổ chân

viêm khớp cổ chân biến chứng

Viêm khớp cổ chân có thể dẫn tới tình trạng teo cơ, khiến người bệnh bị bại liệt

Tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ mà bệnh viêm khớp cổ chân sẽ gây ra nhiều hậu quả khác nhau:

  • Giai đoạn khởi phát

Trong giai đoạn này người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi.

Phần cổ chân, phần mắt cá chân bị đau nhức nhối, có kèm theo hiện tượng sưng đỏ. Dùng tay ấn vào cổ chân và các phần xung quanh cũng cảm thấy đau.

Cơn đau đặc biệt tăng khi người bệnh vận động, hoạt động nhiều. Cơn đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

Càng ngày mức độ đau của bệnh viêm khớp cổ chân ngày càng tăng mạnh.

  • Giai đoạn thứ phát

Nếu để bệnh quá lâu mà không chữa trị thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, các xương dưới sụn bị tổn thương ngày càng nhiều sẽ hình thành nên các gai xương.

Phần gai xương mới sinh ra sẽ va chạm vào đầu xương, hoặc có thể chèn ép lên rễ dây thần kinh gây ra nhiều cơn đau nhức nhối hơn.

Người bệnh bị hạn chế nhiều trong vận động, sinh hoạt hằng ngày.

Đến khi bệnh trở thành mãn tính sẽ dẫn đến hiện tượng teo cơ, gây biến dạng xương khớp, thậm chí gây cứng khớp khiến người bệnh mất dần khả năng vận động, dẫn tới tàn phế.

4. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cổ chân

viêm khớp cổ chân nguyên nhân

Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh

Đến nay các chuyên gia xương khớp vẫn chưa thế xác định hoàn toàn chính xác những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính sau đây ảnh hưởng trực tiếp và sinh ra bệnh.

  • Quá trình lão hóa

Khi con người càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh. Quá trình này khiến phần sụn khớp, đặc biệt là sụn khớp ở cổ chân dần bị thoái hóa, các xương bị cọ xát gây ra tình trạng đau nhức, vận động khó khăn.

  • Chấn thương

Những chấn thương gặp phải khi tai nạn giao thông, lao động, chơi thể thao, đặc biệt là những đối với vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt, bóng đá, điền kinh, diễn viên múa,.. sẽ gây ra tổn thương cổ chân như bong gân, trật khớp, gãy xương thường xuyên dẫn tới khớp cổ chân bị suy yếu, mất cân bằng khớp và dây chằng gây ra tình trạng viêm khớp cổ chân.

  • Béo phì, thừa cân

Khi cơ thể nạp vào quá nhiều chất đạm dễ dẫn tới tình trạng béo phì, thừa cân tạo thêm áp lực cho phần cổ chân, lâu dần khiến khớp cổ chân bị tổn thương và gây viêm nhiễm.

  • Căng thẳng

Do công việc hoặc cuộc sống hằng ngày mà con người dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, buồn bực. Tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến mất đi sự cân bằng hormone, từ đó giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

  • Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa luôn là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều căn bệnh xương khớp, trong đó có cả bệnh viêm khớp cổ chân. Nguyên nhân đến từ việc mắc bệnh thoái hóa khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị phá hủy, biến đổi cấu trúc và gây viêm khớp, sưng khớp,…

  • Do một số bệnh lý hoặc dị dạng xương khớp

Một số bệnh lý như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, goutte,… sẽ gây ra tình trạng viêm khớp cổ chân. Bên cạnh đó, người bệnh có những dị dạng khớp bẩm sinh hoặc bị các bệnh lý làm thay đổi hình thái xương khớp cũng dễ bị viêm khớp.

5. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ chân

Sau khi xác định được tình trạng và mức độ bệnh các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, quá trình chữa bệnh không hề dễ dàng, cần kết hợp nhiều phương pháp cùng thời gian điều trị dài lâu:

Chườm lạnh là một cách giảm đau cổ chân hiệu quả

  • Điều trị bằng thuốc Tây y

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp cổ chân sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Nếu người bệnh còn bị thoái hóa thì có thể dùng thêm thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm đau khớp. Nhưng thành phần thuốc không nên chứa methyl salicylate, ví nó có thể gây ra những tổn thương cho da và khớp xương.

  • Điều trị bằng vật lý trị liệu

Dùng thuốc trị viêm khớp cổ chân kết hợp các phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, thực hiện các bài tập đơn giản,.. nhằm giúp lưu thông khí huyết, máu, chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mọi bộ phần, giúp khớp dẻo dai và khỏe mạnh hơn.

  • Xoa bóp

viêm khớp cổ chân xoa

Xoa bóp giúp giảm đau, lưu thông khí huyết, gân khớp dẻo dai hơn

– Việc dùng túi chườm lạnh cũng giúp giảm các triệu chứng bệnh. Còn khi xuất hiện triệu chứng cứng khớp thì có thể áp dụng cách xoa bóp để điều trị:

– Để người bệnh nằm ngửa, thoải mái trên mặt phẳng, co chân bị đau lên

– Chuyên viên dùng ngón tay xoay liên tục tại hõm trước cổ chân, mắt cá trong và ngoài, dùng lực từ nhẹ đến mạnh, xoay từ trên xuống dưới nhằm giúp huyết mạch lưu thông tốt hơn.

– Tiếp tục dùng lực tay ấn từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 1 phút, ấn tại các huyệt: Giải khê (nằm trên nếp gấp khớp cổ chân, phần lõm giữa hai gân cơ khi người bệnh vểnh hai bàn chân lên), huyệt Côn lôn (nằm tại chỗ lõm ở điểm cao nhất mắt cá ngoài và bờ sau gân gót), huyệt Thái khê (chỗ lõm giữa điểm cao nhất cảu mắt cá trong và bờ sau gân gót).

– Sau đó chuyên viên xác định điểm đau nhất và dùng ngón tay cái xoa từ nhẹ đến mạnh, nhắc bệnh nhân nhẹ nhàng cử động cổ chân.

– Vận động khớp cổ chân là bước cuối cùng trong xoa bóp chữa viêm khớp cổ chân. Bao gồm quay cổ chân, lắc cổ chân, kéo dãn cổ chân.

  • Điều trị bằng bài thuốc dân gian

viêm khớp cổ chân quế

Mật ong và bột quế là bài thuốc chữa viêm khớp cổ chân hiệu quả

# Bài thuốc 1: Mật ong và bột quế

– Pha một muỗng mật ong, bột quế với nước ấm

– Uống 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và buổi tối.

# Bài thuốc 2: Tỏi và rượu trắng

– Bóc vỏ, cắt nhỏ 40 gram tỏi

– Ngâm cùng 100ml rượu trắng trong khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều lọ

– Khi thấy bình rượu ngâm chuyển sang màu vàng thì có thể lấy tỏi ra ăn trước khi đi ngủ. Đây là bài thuốc chữa viêm khớp cổ chân rất hiệu nghiệm.

6. Một số lưu ý dành cho người bệnh

– Người bệnh phải có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế gắng sức mang vác vật quá nặng hay thực hiện các động tác bất lợi cho cổ chân.

– Trong lúc nghỉ ngơi, nằm nghỉ nên nâng cao chân để khớp cổ chân nằm ở vị trí cao hơn tim nhằm giảm đau và sưng khớp.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, có thể tham gia bơi lội, tập yoga, đi bộ,…

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, vitamin. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, hải sản. Không nên ăn nhiều nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp, rượu, bia, thuốc lá,…

– Nên tái khám định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình hình bệnh viêm khớp cổ chân.

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo