Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất theo chuẩn mực thế giới
Tham khảo phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản sau được công bố bởi các nghiên cứu chuyên khoa tại các trường Đại học Mỹ, bạn sẽ biết được quá trình điều trị của bản thân hay người thân của bạn sẽ trải qua những bước nào và cần lưu ý những điều gì. Các thông tin và tiêu chuẩn đều được căn cứ theo các cơ sở Y khoa được cập nhật và chuẩn mực nhất hiện nay.
1. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp theo Hiệp hội Bệnh viêm khớp dạng thấp Châu Âu công bố năm 2016
Liên đoàn phòng chống bệnh viêm khớp dạng thấp Châu Âu viết tắt là EURLA đã đưa ra một phác đồ nhằm giảm thiểu việc điều trị quá mức được ghi nhận là xảy ra trên 20 – 30% số bệnh nhân. Sau đây là một số điểm đáng chú ý:
– Các bệnh nhân đang trong thời kỳ phát bệnh nên được theo dõi định kỳ 3 tháng 1 và cần điều chỉnh phương pháp điều trị đang sử dụng mỗi 6 tháng nếu không thấy có sự tiến triển nào.
Cần có phác đồ điều trị bệnh hợp lý và kịp thời
– Thuốc Methoxetrate (MTX) được khuyến nghị là nên dùng đầu tiên, sulfasalazine hoặc leflunomide có thể được dùng thay thế trong các trường hợp chống chỉ định với methoxetrate.
– Các thuốc ức chế hoại tử (TNF) khối u không còn là lựa chọn duy nhất cho các bệnh nhân không phản ứng với MTX trong dòng thuốc sinh học mà tất cả các thuốc sinh học khác đều có những tác động tương tự.
– Các thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp nên được kết hợp cùng với thuốc nhóm DMARDs.
2. Phác đồ điều trị theo Đại học chuyên khoa viên khớp dạng thấp Mỹ (ARC) năm 2015
Sau đây là các khuyên dùng đối với các thuốc ngoài sinh học và DMARDs sinh học trong điều trị bệnh. ARC khuyến nghị rằng mục tiêu quan trọng là làm chậm sự phát triển và thuyên giảm triệu chứng bệnh ở thời kỳ khởi phát trong việc điều trị bằng các thuốc DMARDs và thuốc sinh học.
Phác đồ điều trị bệnh sử dụng thuốc theo các công bố y khoa mới nhất
Các lưu ý cụ thể trong phác đổ điều trị ARC:
-
Giai đoạn khởi phát (từ 1 đến 3 tháng)
Kê đơn trị liệu DMARD với các bệnh nhân có bệnh đang trong giai đoạn tiến triển. Nếu bệnh không có cải biến hoặc vẫn ở mức cao cần kết hợp cùng thuốc nhóm TNF hoặc nhóm thuốc sinh học kháng TNF.
-
Giai đoạn hình thành bệnh/thông thường (6 tháng)
– Kết hợp nhóm các thuốc DMARDs
– Thêm vào nhóm thuốc sinh học kháng TNF
– Các thuốc sinh học không chứa TNF
– Tofacitinib
-
Trong trường hợp không có tiến triển hoặc tình hình bệnh xấu đi, có thể sử dụng
Đến giai đoạn này, quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ được đổi sang các thuốc sinh học không chứa TNF kèm hoặc không kèm theo MTX, không cần sử dụng các thuốc kháng TNFi hoặc tofacitinib
-
Trong trường hợp các thuốc sinh học kháng TNF không có tác dụng, sử dụng
– Sử dụng các loại thuốc không chứa TNF khác kèm hoặc không kèm theo MTX.
– Nếu không khống chế được bệnh mới dùng đến tofacitinib
-
Điều trị bằng thuốc với các trường hợp mắc viêm gan hoặc nhiễm virus HBV
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có virus viêm gan C không cần phải điều trị riêng biệt so với các bệnh nhân khác. Trường hợp viêm gan B hay nhiễm HBV không nên sử dụng các nhóm thuốc sinh học. Đối với các trường hợp nhiễm HBV đã qua điều trị kháng virus có thể tiến hành theo phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp một cách bình thường.
-
Điều trị đối với phụ nữ trong thai kỳ
Đối với các trường hợp mang thai, không có một biện pháp giám sát đặc biệt nào cần thiết chỉ định. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tói bào thai cần ngưng sử dụng vài tháng trước qua trình thụ thai.
3. Một số lưu ý bạn nên biết trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp
Phương pháp điều trị tốt nhất là phối kết hợp điều trị dược lý và ngoài dược lý
Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp tốt nhất được ghi nhận là kết hợp cùng lúc các phương pháp dược học và liệu pháp ngoài dược học. Rất nhiều các liệu pháp điều trị không sử dụng thuốc thường áp dụng cho bệnh như tập luyện, chế độ ăn, massage, liệu pháp tâm lý, tránh xa stress, vật lý trị liệu và thậm chí phẫu thuật.
Sự tham gia chủ động của người bệnh và cả người thân trong việc lên kế hoạch và thực hiện giúp kích thích tinh thần và đảm bảo được tính lâu dài giải thích cho nguyên nhân vì sao các liệu pháp này ngày càng được lựa chọn nhiều hơn.
Tất cả các biện pháp được sử dụng nhằm hướng tới các kết quả cải thiện bệnh như sau:
– Mục tiêu đầu tiên là giảm đau
– Cải thiện các chức năng vận động
– Gia tăng sức bền và độ dẻo dai cho các khớp
– Ngăn ngừa hoặc điều chỉnh các biến dạng khớp
Hy vọng với phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp trên đây, bạn đã nắm được cơ bản các kiến thức về quá trình chữa bệnh của bản thân. Việc chữa trị có thể cần nhiều thời gian công sức nhưng với một phác đồ bài bản, toàn diện kết hợp cả các biện pháp dược lý và ngoài dược lý, các tác động tiêu cực của bệnh sẽ thuyên giảm và chất lượng sống của người bệnh cũng ngày càng được cải thiện.
>> Tham khảo thêm: Chữa viêm khớp dạng thấp bằng y học cổ truyền hiệu quả cao
Minh Châu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!