13 Sự thật kỳ lạ và thú vị về bộ xương của bạn
Bạn có nhận ra rằng xương bị mất dần theo thời gian? Bạn có biết đâu là chiếc xương dài nhất và đâu là chiếc xương ngắn nhất? Hay cách nhanh nhất để làm lành một chiếc xương bị gãy? Tất cả những sự thật thú vị này sẽ được bật mí trong bài viết hôm nay.
Hãy cùng khám phá những sự thật này, giải đáp tò mò của bạn thông qua bảng thống kê dưới đây.
1. Tại sao xương của bạn bị mất dần theo thời gian?
Bạn sinh ra với khoảng 300 chiếc xương nhưng đến cuối đời chỉ còn lại khoảng 206 chiếc xương. Đơn giản là vì, nhiều chiếc xương kết hợp lại với nhau khi bạn trưởng thành, tương tự như xương hộp sọ của bạn vậy, chúng nối liền với nhau.
2. Điều gì khiến bạn phát triển lớn lên
Bạn phát triển cao lớn hơn là nhờ các đĩa tăng trưởng mở ra. Đĩa tăng trưởng này nằm ở phần cuối xương dài của cánh tay và chân. Tuy nhiên những đĩa này sẽ dần đóng lại vào cuối thời kỳ thanh thiếu niên của con trai và trong vòng 2 năm kể từ thời điểm bắt đầu tuổi thanh thiếu niên đối với bé gái.
3. Làm thế nào để giữ cho xương của bạn chắc khỏe?
Mật độ xương của bạn tăng nhanh ở giai đoạn thanh thiếu niên và đạt đỉnh khi bạn 30 tuổi. Sau 30, mật độ xương không tăng thêm trừ khi bạn cung cấp đủ năng lượng, canxi và vitamin D, tập thể dục (như đi bộ hằng ngày). Những điều này luôn giữ cho xương của bạn chắc khỏe.
4. Những chiếc xương bị gãy lành lại như thế nào?
Khi bị chấn thương gây ra gãy, nứt xương thì bề mặt bị tổn thương này sẽ tự động đan lại với nhau, sự kết nối này tạo thành xương mới. Đôi khi phần xương mới này trở nên mạnh mẽ hơn xương cũ.
5. Bộ xương có bao nhiêu nhiệm vụ
Nó giúp bạn di chuyển. Nó bảo vệ não, tim và phổi của bạn. Nó giúp sản xuất tế bào máu. Cuối cùng, nó lưu trữ và điều chỉnh khoáng chất để giúp toàn bộ hệ thống trong cơ thể được hoạt động xuyên suốt.
6. Xương nào dài nhất, xương nào ngắn nhất?
Xương dài nhất trong cơ thể chính là phần xương đùi. Còn xương ngắn nhất là xương bàn đạp nằm trong tai giữa, chúng chỉ dài khoảng 0.11 inch (khoảng 3mm)
7. Nơi nào trong cơ thể tập trung nhiều xương nhất
Có tới 54 chiếc xương trong bàn tay, ngón tay và cổ tay của bạn. Chúng giúp cho bạn có thể viết, sử dụng điện thoại thông minh và chơi piano.
8. Xương là mô sống
Xương của bạn là mô sống gồm những tế bào sinh ra và chết đi. Collagen có trong xương liên tục tự bổ sung cho chính nó. Vì vậy, cứ khoảng 7 năm là bạn lại có một bộ xương mới.
9. Răng là một phần của bộ xương
Răng cũng có chứa canxi và khoáng chất, tương tự như một chiếc xương. Nhưng chúng thiếu collagen nên không thể linh hoạt, tự khôi phục và khỏe mạnh được như xương.
10. Khung xương của phụ nữ khác biệt như thế nào?
Nhìn chung, bộ xương của đàn ông và phụ nữ đều đáng ngạc nhiên như nhau. Tuy nhiên, riêng phần khung xương chậu của phụ nữ là khác biệt nhất. Chúng khác biệt cả về kích thước, hình dạng và góc so với xương chậu đàn ông. Chúng được cấu tạo đặc biệt để dành cho nhiệm vụ sinh con.
11. Một số khớp trong cơ thể không chuyển động
Xương của bạn được nối lại với nhau bởi các khớp. Một số di chuyển rất nhiều, ví dụ như khớp đầu gối. Tuy nhiên, một số khác lại dường như không hề di chuyển, ví dụ như khớp trong xương sọ.
Đọc thêm: Đau khớp gối – Tổng quan bệnh đau khớp gối và cách điều trị
12. Điều gì khiến các khớp bị rạn nứt?
Khớp và sụn được đệm, hỗ trợ bởi hệ thống cơ và dây chằng. Tuy nhiên, khi lớn tuổi, quá trình lão hóa xảy ra dần ảnh hưởng đến hệ thống này, khiến cho sụn bị bào mòn dần, nhất là khi di chuyển quá nhiều hoặc gắng sức làm việc. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm khớp, các khớp bị tổn thường dần bị rạn nứt.
13. Funny bone
Nó thậm chí còn không phải là một chiếc xương. Nó là dây thần kinh Ulnar, nó chạy bên trong khuỷu tay của bạn. Khi gõ vào nó sẽ gây ra cho bạn cảm giác ngứa ran và đau nhói.
Hoài An (theo Cleveland Clinic)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!