3 cách chữa đau nhức xương khớp hiệu quả nhất
Tình trạng đau nhức xương khớp không chỉ gặp phải ở người cao tuổi, mà nó còn phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, đau lưng, thoái hóa khớp,… Để chữa đau nhức xương khớp, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu 3 cách chữa đau nhức xương khớp hiệu quả, được nhiều người tin dùng.
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những cách chữa đau nhức xương khớp hiệu quả, được nhiều người tin dùng, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về tình trạng đau nhức xương khớp. Biết rõ đau nhức xương khớp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẽ góp phần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.
1. Chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc nam
Những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên luôn được dân gian sử dụng và đúc kết lại, tạo thành nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc nam. Những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp tại nhà này khá đơn giản, các bạn có thể tham khảo và áp dụng.
-
Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt
Lá lốt là loại cây quen thuộc trong nhiều món ăn Việt Nam. Theo y học, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), vì thế dân gian đã chế ra nhiều bài thuốc chữa đau xương khớp bằng lá lốt.
Cách thực hiện: Dùng 1 bó lá lốt 100 gram rửa sạch và cho vào nước sắc uống. Cứ 3 bát nước thì sắc còn khoảng 1 bát nước. Nên uống sau mỗi bữa ăn tối và uống ngay khi thuốc còn ấm.
Mỗi liệu trình điều trị khoảng 10 ngày, sau đó dừng lại khoảng 3 -4 ngày mới tiếp tục. Bài thuốc này không chỉ chữa đau nhức xương khớp mà còn phòng ngừa các bệnh xương khớp rất tốt.
Ngoài ra, bạn có thể giã nát lá lốt tươi, ngải cứu tươi, rồi thêm chút dấm. Đảo hỗn hợp này trên chảo nóng. Sau đó đắp hoặc chườm trực tiếp lên những vùng đau nhức xương khớp.
- Nước muối ấm pha gừng
Nguyên liệu: Gừng tươi, muối trắng hạt to.
Cách thực hiện: Gừng tươi cắt lát, cùng muối trắng cho vào chậu nước ấm. Dùng nước này ngâm chân hằng ngày, vào một thời gian thuận lợi của người bệnh. Mỗi lần ngâm từ 15-30 phút.
Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, giúp phòng bệnh đau khớp cổ chân. Đặc biệt, việc ngâm chân vào nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh trong cơ thể và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Quả đu đủ và mễ nhân sống
Nguyên liệu: Quả đu đủ tươi, mễ nhân sống 30 gram.
Cách thực hiện: Rửa sạch cả hai nguyên liệu trên, xắt nhỏ, cho vào nồi đun sôi cùng một chén nước, để nấu trên lửa nhỏ cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho thêm một ít đường trắng vào.
Sử dụng bài thuốc này trong một thời gian sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.
- Mật ong và bột quế
Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất, bột quế
Cách thực hiện: Uống hai thìa mật ong nguyên chất cùng một muỗng nhỏ bột quế, uống hai lần mỗi ngày. Nếu sử dụng đều đặn thường xuyên có thể chữa khỏi cả bệnh viêm khớp mãn tính.
2. Chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y là loại thuốc điều chế từ các nguyên tố hóa học có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. Vì thế mà nhiều người bệnh đau nhức xương khớp chọn lựa điều trị theo thuốc Tây y.
- Thuốc uống: Acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid
Thời gian đầu mắc bệnh, người bệnh thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc giảm đau kháng viêm. Chúng có ưu điểm giảm đau nhanh, mang lại cảm giác thoải mái tức thì cho người bệnh.
Tuy nhiên, thuốc tốn tại một số nhước điểm: không phải ai cũng cơ cơ địa phù hợp với các thành phần trong thuốc, nếu sử dụng sẽ gây ra kháng thuốc, thậm chí còn gây ra những phẩn ứng phụ như đau đầu, buồn nôn,… nặng hơn có thể gây tử vong.
Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm cũng khá cao, không phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Nên cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định.
- Thuốc tiêm: Corticoid và acid hyaluronic
Corticoid thuộc nhóm thuốc kháng viêm mạnh, chúng được tiêm trực tiếp vào khớp để giảm viêm, giảm đau nhanh. Nhưng nếu sử dụng với liều lượng cao sẽ gây ra một số tác dụng phụ như teo da, tăng huyết áp, tích nước gây tăng cân, loãng xương, xốp xương,…
Còn Acid hyaluronic là thành phần tự nhiên có trong dịch khớp, có vai trò bôi trơn và bảo vệ sụn khớp. Tiêm acid hyaluronic cũng có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại tác dụng phụ như đau cục bộ xung quanh khu vực tiêm.
Vì vậy phương pháp tiêm chỉ được chỉ định sử dụng đối với nguwoif bị đau xương khớp nặng, được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghè cao và tiêm trong phòng vô khuẩn tuyệt đối để tránh nhiễm trùng.
3. Chữa bệnh đau nhức xương khớp không cần dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, còn có nhiều phương pháp chữa đau nhức xương khớp không cần dùng thuốc nhưng kết quả đạt được khá cao, đã được áp dụng và người bệnh tin tưởng sử dụng.
- Vật lí trị liệu
Những phương pháp thông thường như xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh có thể được sử dụng để làm giảm các cơn đau nhức xương khớp trong giai đoạn đầu.
Còn nếu người bệnh ở tình trạng nặng hơn thì cần sử dụng tới các liệu pháp châm cứu kết hợp dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Quá trình châm cứu sẽ giúp điều hòa hoạt động của dây thần kinh, còn thuốc giúp cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh, làm mềm cơ và giảm nhanh cơn đau dữ dội.
Cụ thể, sử dụng kim châm vào những huyệt ở vùng khớp xương bị đau, và một số vùng xung quanh. Điều này giúp khơi thông kinh mạch và khí huyết trong cơ thể người bệnh, giảm đau rõ rệt.
- Tập luyện thể dục thể thao
Đây là cách chữa đau nhức xương khớp lâu dài thường được áp dụng đối với người bệnh lớn tuổi. Các bài tập có tác dụng giảm cơn đau nhức xương khớp gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, tập dưỡng sinh,…
ĐỪNG BỎ LỠ: Muốn trị đau khớp ở Hà Nội nên tìm bệnh viện nào?
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!