Bệnh đau khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào?

Đau khớp là một dạng bệnh lý xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là ở khí hậu miền nhiệt đới như Việt Nam. Nhưng ngoài yếu tố môi trường thì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp và gây ra bệnh. Vậy thực chất đau khớp là bệnh gì, thủ phậm gây bệnh và cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh như thế nào là hiệu quả nhất?

>> Nguyên nhân đau nhức xương khớp không nên bỏ qua

>> Danh sách các bệnh đau khớp thường gặp nhất

1. Đau khớp là bệnh gì?

Theo TS. BS Tăng Hà Nam Anh – Khoa Xương khớp (Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh), bệnh đau xương khớp là một trong những dạng bệnh xảy ra do khớp có sự rối loạn. Đặc trưng của bệnh là dấu hiệu viêm nhiễm sau đó dẫn tới tình trạng ăn mòn sụn khớp. Bệnh có nguy cơ tiến triển khá nhanh, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, khiến người bệnh luôn đau nhức khi vận động, các khớp xương bị sưng tấy,…

Bệnh đau khớp là gì, có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý

Bệnh ảnh hưởng tới hầu hết tất cả các khớp xương, nhưng có một số khớp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và sớm nhất, điển hình trong số đó là đau khớp ngón tay, đau khớp cổ tay, đau khớp vai, đau khớp gối, đau khớp háng,…

Đâu là đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp nhất? Hầu hết tất cả mọi người ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi là lớn nhất, vì khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra càng nhanh, xương khớp dần bị loãng xương nên không còn được chắc khỏe như trước nữa.

Bên cạnh đó còn một số những người có dị tật bẩm sinh, dị dạng ở khớp hay người gặp chấn thương, thậm chí là những người bị thừa cân béo phì cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của căn bệnh này.

2. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đau khớp

Hầu hết các triệu chứng bệnh đều xuất hiện một cách âm thầm, rồi tiến triển kéo dài dai dẳng. Dưới đây là một số triệu chứng đau xương khớp điển hình:

– Ban đầu là các cơn đau nhức âm ỉ ở những khớp nhỏ như đau khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân,… sau đó cơn đau dần xuất hiện ở các khớp lớn hơn như đau khớp đầu gối, đau khớp háng, đau khớp vai…

– Không chỉ vậy, các khớp xương trên cơ thể còn có tình trạng viêm nhiễm. Dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường các khớp này bị sưng tấy, phù nề lên, chạm vào có cảm giác đau và nóng.

đau khớp đau nhức

Bệnh gây ra nhiều triệu chứng đau nhức tại hầu hết các khớp xương trên cơ thể

– Người bệnh cũng thường xuyên bị hành hạ bởi các cơn co cứng khớp, đặc biệt là vào buổi đêm khi đang ngủ hoặc buổi sáng khi vừa ngủ dậy, tình trạng này có thể kéo dài hàng giờ, người bệnh phải nghỉ ngơi hồi lâu hoặc xoa bóp thì mới có thể cử động được.

– Ngoài những dấu hiệu đau khớp điển hình kể trên thì người bệnh còn có một số triệu chứng toàn thân kèm theo như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân,…

3. Nguyên nhân gây bệnh đau khớp là gì?

Khi nhắc tới những nguyên nhân gây nên bệnh lý đau xương khớp thì có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính sau:

  • Đau khớp do tuổi tác

Tuổi tác càng cao thì các tế bào trong cơ thể ngày càng bị suy thoái, lúc này các tế bào bị ảnh hưởng đầu tiên là tế bào nằm ở đầu các khớp xương. Tổn thương khiến các tế bào giảm dần khả năng tạo chất sụn, dịch nhờn bôi trơn đầu xương, từ đó khiến hai đầu xương dần mất đi lớp đệm ở giữa, không có chất nhờn nên các khớp xương trơn trượt khó hơn, bị va chạm khi vận động.

  • Đau khớp do thoái hóa

Khi lớp sụn ở các khớp xương dần bị thoái hóa chúng sẽ mòn dần và biến mất. Đây cũng là nguyên nhân khiến các đầu xương thiếu hụt dịch nhờn, gây ra các cơn đau đớn khi người bệnh vận động.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì theo thống kê của Prevention còn một số lý do đáng sợ khác khiến cho xương khớp của bạn bị đau nhức và viêm nhiễm:

  • Đau khớp do bệnh viêm khớp nhiễm trùng

Bàn về nguyên nhân gây bệnh, chuyên gia thấp khớp TS. Orrin Troum của Trung tâm y tế Providence Saint John’s Health Center, Santa monica, California, Mỹ cho rằng, khi cơ thể bạn bị thương xuất hiện các vết cắt quá sâu nhưng không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách sẽ khiến vết thương dần bị sưng tấy, đau đớn, các khớp xương bị nhiễm liên cầu khuẩn hoặc nhiễm tụ cầu khuẩn khiến bạn bị ớn lạnh và sốt cao.

đau khớp nhiễm trùng

Khớp bị nhiễm trùng

Khớp đầu gối là bộ phận dễ bị ảnh hường nhất, tuy nhiên các bộ phận khác như cổ tay, mắt cá chân, hông cũng dễ bị lây nhiễm theo. Nếu không được kịp thời chữa trị thì bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn này sẽ khiến toàn thân bị nhiễm trùng, nâng cao khả năng tử vong.

  • Bệnh gout gây đau khớp

Ăn uống không khoa học, quá nhiều protein trong khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ xương khớp của bạn. Nguyên nhân là khi ăn quá nhiều protein cơ thể sẽ sản sinh ra quá nhiều axit uric khiến bài tiết không kịp, chúng dần tích tụ trong các khớp xương, gây viêm nhiễm nặng nề, theo lý giải của TS Luga Podesta giám đốc bộ phận y học thể thao tại Trung tâm chỉnh hình St. Charles, New York.

  • Đau khớp do mắc bệnh thấp khớp

Thấp khớp là một bệnh tự miễn, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới, trong tổng số hơn 1,3 triệu người mắc bệnh thấp khớp thì có tới 75% là phụ nữ. Đặc biệt còn đáng lo ngại hơn khi bệnh xuất hiện ở khá nhiều người bệnh trẻ tuổi, TS. Orrin Troum lo ngại.

Triệu chứng phổ biến của bệnh là đau khớp, sưng khớp, cứng khớp vào mỗi buổi sáng. Bên cạnh đó người bệnh còn bị sốt cao, cơ thể luôn mệt mỏi, sút cân trầm trọng.

Nguyên nhân đau khớp do chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân gây đau khớp

  • Một số nguyên nhân khác

Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng dễ bị đau nhức, viêm nhiễm xương khớp. Điều này cũng tương tự với những người phải làm công việc nặng từ khi còn trẻ.

Một số chấn thương trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như tai nạn giao thông, lao động, chơi thể thao,… nếu không được điều trị dứt điểm hoặc để lặp đi lặp lại cũng sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chữa bệnh đau xương khớp. Vì vậy các bạn cần kịp thời thăm khám khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

4. Phương pháp điều trị bệnh đau khớp

Dưới đây là những phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả, các bạn có thể tham khảo và tiến hành chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Điều trị đau khớp bằng phương pháp hiện đại

Dùng thuốc tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật là phương pháp bảo tồn được bác sĩ chỉ định người bệnh đau khớp áp dụng. Cụ thể:

# Sử dụng thuốc Tây y điều trị đau khớp

Đau khớp đi kèm là các triệu chứng khác nhau. Bên cạnh đó tùy vào vị trí khớp bị đau ngón chân, tay, vai hay háng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc chữa đau khớp cho tác dụng rất nhanh và hiệu quả đặc biệt là những người bị bệnh giai đoạn vừa, nhẹ.

Điều trị đau khớp với các loại thuốc như: thuốc giảm đau khớp, thuốc chống viêm không non-steroid, thuốc giãn cơ, thuốc bổ khớp…

Thuốc trị đau khớp hiệu quả nhanh

Uống thuốc giảm đau khớp là giải pháp được nhiều người lựa chọn

# Vật lý trị liệu

Trị đau khớp bằng vật lý trị liệu vừa giúp tác động vào khớp bị đau để giảm triệu chứng bệnh vừa giúp lưu thông khí huyết, tăng khả năng vận động của khớp. Hiện nay tại các trung tâm trị liệu xương khớp có áp dụng nhiều biện pháp giảm đau bằng trị liệu như: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, ngâm bùn, chườm nóng…

# Phẫu thuật

Đau khớp nếu biến chứng nguy hiểm, khớp bị teo, biến dạng thì phẫu thuật là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Phẫu thuật giúp ổn định lại khớp, thay thể phần sụn đã bị bào mòn để người bệnh cử động như bình thường. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho bệnh nhân đau khớp là mổ hở, mổ nội soi, vi phẫu…

  • Chữa đau khớp bằng đông y

Đông y chữa đau khớp với ưu điểm là an toàn, không tác dụng phụ, giảm đau hiệu quả, lâu dài. Chính vì thế ngày càng nhiều người tin tưởng, trong đó thường áp dụng các phương pháp chính là dùng bài thuốc đông y, châm cứu, bấm huyệt.

# Bài thuốc đông y trị đau khớp

Các bài thuốc đông y gia truyền có lịch sử tồn tại cả trăm năm điều trị bệnh đau nhức mỏi xương khớp cho hiệu quả lâu dài. Nhiều người nghĩ rằng chỉ một bài thuốc áp dụng cho mọi đối tượng đau khớp. Tuy nhiên tùy vào cơ địa người bệnh sau khi bắt mạch lương y sẽ kê toa và bốc thuốc với các vị và lượng thuốc thích hợp.

Những vị thuốc được sử dụng nhiều trong bài thuốc đông y chữa bệnh đau mỏi xương khớp là: Độc hoạt, tang ký sinh, hoàng kỳ, thương truật, sinh địa, quế chi, cam thảo…

# Châm cứu chữa đau khớp

Châm cứu được xem là “cứu cánh” cho những bệnh nhân đau khớp, đặc biệt là người bệnh viêm khớp mãn tính. Đây là cách điều trị vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao, không quá tốn kém và không gây ra nhiều biến chứng như phẫu thuật.

Đau khớp áp dụng cha cứu cho hiệu quả tốt

Châm cứu chữa đau khớp mang lại những hiệu quả nhất định

# Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh đau khớp

Thêm một giải pháp điều trị đau nhức khớp bằng đông y mọi người có thể áp dụng chính là xoa bóp, bấm huyệt. Đây là một trong những cách trị bệnh đơn giản nhất, bởi trong suốt quá trình chữa trị người bệnh không phải sử dụng bất cứ nguyên liệu, dụng cụ hỗ trợ nào. Các lương y sẽ xác định huyệt quanh khớp bị đau và tác động với lức vừa phải để cải thiện triệu chứng đau nhức khớp.

  • Chữa đau khớp bằng thuốc dân gian

Điều trị bệnh đau xương khớp bằng các phương thuốc dân gian đang được nhiều người săn lùng. Do thuốc dân gian lành tính, dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu và mang lại những hiệu quả nhất định nếu người bệnh dùng đúng cách, kiên trì.

Một số cách chữa đau khớp bằng dân gian được nhiều người áp dụng:

# Bài thuốc đắp từ ngải cứu

Sử dụng lá ngải cứu trắng ngâm vào nước muối nóng và chườm trực tiếp lên các khớp đang đau nhức. Bài thuốc từ ngải cứu và muối giúp giảm nhanh các cơn đau nhức, giúp khớp giảm sưng tấy.

# Ngâm chân chữa đau khớp

Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân vào nước muối ấm cắt thêm vài lát gừng tươi, ngâm trong khoảng 30 phút. Bài thuốc Nam ngâm châm nước muối gừng không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh đau xương khớp mà còn giúp người bệnh ngủ ngon, tinh thần thoải mái hơn.

5. Cách phòng tránh bệnh đau khớp

Bên cạnh việc tìm kiếm phương pháp chữa bệnh phù hợp với bản thân thì trước tiên các bạn nên quan tâm đến cách phòng tránh bệnh.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để xương khớp được nuôi dưỡng và phát triển đầy đủ. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, vitamin E trong các bữa ăn hằng ngày đễ hỗ trợ xương khớp, giảm thiểu tình trạng thoái hóa.

Phòng tránh đau khớp bằng những thói quen hàng ngày

Uống đủ nước để phòng ngừa đau nhức khớp

  • Bị đau khớp không quên uống đủ nước

Cơ thể con người có tới 70% là nước, đây cũng là thành phần chính trong sụn khớp. Vì vậy các bạn nên tạo cho mình thói quen uống nhiều nước, đặc biệt là vào mùa đông.

  • Thực hiện động tác căng duỗi cơ thể

Động tác căng duỗi không chỉ giúp bạn thoải mái mà còn giúp các cơ bắp được duỗi ra, củng cố khớp.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh đau khớp và những thông tin tổng hợp về việc điều trị, phòng ngừa bệnh. Hy vọng mọi người tham khảo và sớm thăm khám điều trị để tránh những hậu quả xấu do bệnh gây ra.

XEM NGAY: 

Khám chữa xương khớp ở bệnh viện nào tốt nhất tại HN và TPHCM?

Thuốc đông y trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo