Bà bầu bị đau nhức xương khớp và những thông tin cần biết
Khi mang thai trong những tháng cuối, thường các bà bầu bị đau nhức xương khớp do trọng lượng của cơ thể tăng lên, dẫn tới những khó khăn và rắc rối trong sinh hoạt. Vậy bị đau khớp khi mang bầu có gây nguy hiểm cho cả thai nhi lần mẹ bầu không? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm được nhiều thông tin hơn về tình trạng này
1. Các triệu chứng đau nhức xương khớp khi mang thai
Bị đau khớp khi mang bầu sẽ có những biểu hiện sau:
– Đau lưng dưới và có cảm giác cơ thể nặng nề, nhức mỏi hơn, trọng lượng đè nặng khiến tư thế đi của bạn bắt đầu thay đổi.
– Đau ở hông và xương chậu ở những tháng cuối.
– Đau khớp ở chân do dây thần kinh bị kích thích ở mông và lưng thường bắt đầu lan mạnh xuống chân.
– Đau cổ và đau vai do sự giãn dây chằng tử cung, thay đổi tư thế và thay đổi hoóc môn.
– Đau rãnh cổ tay, ống cổ tay bị tê, đau, ngứa ở cổ tay hoặc ngón tay.
2. Nguyên nhân bà bầu bị đau nhức xương khớp
Trong thời kì mang thai và sinh nở, chị em thường gặp những rắc rối liên quan đến các vấn đề về xương khớp, như bị chuột rút, đau vùng thắt lưng, đau cổ tay, khớp gối và hông,….
– Nguyên nhân do trong quá trình mang thai một lượng lớn canxi của người mẹ được chuyển sang thai để thai phát triển hệ xương ở trẻ, dẫn tới mức độ canxi của người mẹ giảm. Đặc biệt, nếu bà bầu có chế độ ăn không đủ canxi hay những người bị các bệnh về đường tiêu hóa làm giảm hấp thu canxi. Nhiều trường hợp không được chẩn đoán và điều trị đúng đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và con.
– Nguyên nhân thứ 2 là do thai nhi ngày càng tăng trọng lượng và mẹ cũng tăng cân nên gây chèn ép hệ thống cơ xương của bà bầu. Bên cạnh đó, việc nột tiết tố tăng giảm có thể là nguyên nhân gây đau khớp. Đến những tháng cuối, thai nhi lớn nhanh khiến cơ thể mẹ kéo ra phía trước và xuống dưới. Do vậy, đa phần các bà bầu có xu hướng mỏi khớp lưng, gần xương chậu, đau khớp háng, khiến việc đi lại khó khăn hơn.
– Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức xương khớp ở bà bầu. Bởi trong quá trình mang thai, các kích thích tố được giải phóng để thư giãn các dây chằng ở xương chậu. Làm nới lỏng các khớp và các dây chằng nối với xương chậu và cột sống khiến cho các bà bầu bị đau nhức xương khớp khi đứng, ngồi 1 chỗ quá lâu hoặc thấy đau khi di chuyển.
Các cơn đau khớp sẽ kết thúc cho tới khi nào em bé được sinh ra. Trong suốt quá trình mang thai, nếu bạn bị đau khớp khi mang bầu chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều phiền toái. Các cơn đau kéo dài làm giảm sự linh hoạt của cơ thể. Do đó, các bà mẹ nên có biện pháp phòng tránh và trị đau nhức xương khớp tốt căn bệnh này.
3. Phải làm gì khi bà bầu bị đau nhức xương khớp
– Thông thường, việc bà bầu dùng thuốc trong quá trình mang thai là không nên do có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhất định có thể sử dụng được thuốc. Vì vậy, khi bị đau khớp khi mang bầu, các bạn nên đi khám bác sĩ bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau khi cần. Các bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa được sự cho phép của bác sĩ vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng.
– Bên cạnh đó, việc thường xuyên vận động, xoa bóp, tập luyện các bài tập tiền sản cũng giúp cho các bà bầu giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập khoa học, đúng cách.
– Trường những hợp mang thai đến những tháng cuối bị đau khớp mà không phải do viêm, bà bầu cần hạn chế tập thể dục quá sức và những bài vận động mạnh. Các mẹ chỉ cần nằm và tập trên giường bằng cách nhấc rồi co duỗi chân tại chỗ. Nên tập khoảng 30 phút cứ thấy mệt là dừng, nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục. Tác dụng của bài tập này giúp duy trì sức mạnh của cơ hông đồng thời giúp việc chuyển dạ thuận lợi hơn.
– Cần nằm nghỉ đúng tư thế khi ngủ để bớt đau lưng. Các bác sĩ khuyên bà bầu nên kê một cái gối mỏng mềm đặt thoải xuống dọc theo sống lưng để đỡ lấy thai nhi. Tư thế theo kiểu nửa nằm nửa ngồi này sẽ giúp trọng lượng của thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu, do đó giảm tình trạng đau khớp.
– Để tránh đau khớp ở bà bầu, các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin C, photpho và canxi có trong trong rau màu xanh đậm và hoa quả chín có màu vàng, đỏ… các loại thực phẩm dinh dưỡng như cá hồi, thịt đỏ, sữa, cua, tôm, đậu đỗ… giúp tăng cường sự hình thành xương của thai nhi và phòng chống thiếu máu.
Bà bầu bị đau nhức xương khớp cần phải tuân thủ quá trình sinh hoạt nghỉ ngơi ăn uống, tránh làm việc quá sức, đi lại nhiều. Để đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe, tốt nhất ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường về xương khớp thì bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất.
Phương Hoa (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!