Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả
Ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Phần lớn các bài tập này đều hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất tốt, lại mang lại sức khỏe dẻo dai cho người bệnh. Vì thế trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả các bài tập chữa người thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả nhất.
1. Tổng quan bệnh và bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả thì người bệnh cần hiểu rõ thế nào là bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Theo PGS. TS. BS Đặng Hồng Hoa, khoa cơ xương khớp bệnh viện E Hà Nội, đốt sống cổ của con người có tất cả 7 đốt, nằm giữa các đốt sống này là các đĩa đệm, chúng có tác dụng giữ cho cột sống ổn định khi di chuyển và phân bố đều lực khi di chuyển.
Nhưng do nhiều yếu tố mà phần đĩa đệm này dần bị ảnh hưởng, g\thoái hóa và gây ra sự chèn ép đến tủy sống và các rễ dây thần kinh, điều này dẫn đến bệnh lý thóa vị đĩa đệm cổ.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn, căn bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có phần nguy hiểm hơn rất nhiều so với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vì vậy tìm ra bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là cần thiết hơn cả. Lý do vì mặc dù cả hai căn bệnh đều có chung nguyên nhân sinh bệnh nhưng bệnh ở vùng cột sống cổ nguy hiểm hơn vì đây là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng.
Những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh
Hiện bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang được chia thành hai nhóm chính, bao gồm nhóm bệnh lý rễ và nhóm bệnh lý tủy. Cụ thể:
-
Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)
Khi thuộc nhóm bệnh lý rễ bệnh nhân thường bị đau nhức và tê mỏi. Cơn đau thường xuất phát từ vùng cổ gáy, sau đó lan sang hai vai và lan xuống hai cánh tay, vì thế người bệnh khó mà thực hiện được các động tác đơn giản như đưa tay ra sau gãi lưng, đưa tay lên cao chải đầu,…
Trường hợp nặng, những cơn đau này còn lan lên cả vùng da đầu khiến người bệnh đau đầu. Những cơn đau này cứ âm ỉ, nhức nhối, đôi khi lại khá mơ hồ, không rõ ràng. Đặc biệt, cơn đau có thể tăng hoặc giảm xuống khi người bệnh ở một tư thế cố định nào đó.
Một điểm khác biệt trong triệu chứng nhóm bệnh lý này ở nước ta so với bệnh nhân vùng Âu Mỹ là: bệnh nhân ở nước ta thường bị đau một bên thành ngực hoặc đau ở vùng cột sống, phần nằm giữa hai bả vai, trong khi đó ở Âu Mỹ lại không có triệu chứng này. Do đó bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tại hai vùng cũng có nhiều điểm khác biệt.
Ngoài triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ như là đau thì còn triệu chứng tê, chúng thường xuyên xuất hiện từ vùng cẳng tay, lan xuống bàn tay và các ngón tay, đau tăng lên khi làm việc. Cảm giác tê này kéo dài khiến người bệnh cảm giác lạ lẫm khi chạm hoặc cầm vào các đồ vật.
Hiện đã phát hiện ra nhiều kiểu tê, bao gồm tê bì, tê châm chích, tê đau cháy. Đau cháy cũng là kiểu tê nặng nhất, nó khiến cho người bệnh không thể tự mặc áo, thậm chí chỉ cần chạm nhẹ vào vùng đau cũng sẽ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
-
Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)
Đối với nhóm bệnh lý này, biểu hiện chính là tê liệt và cảm giác yếu cơ. Cảm giác tê xuất phát từ vùng thân mình, từ vùng bụng trước lan sang hai tay và hai chân.
Sau cảm giác tê là sự yếu cơ, phần chân thường bị yếu trước tay, khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, dễ bị vấp ngã.
Trường hợp yếu nhiều thì có thể quan sát bằng mắt thường và thấy các thớ cơ rung lên, đặc biệt là khi chạm vào hoặc gắng sức làm việc. Để lâu thì các chức năng của người bệnh dần bị suy giảm, ví dụ như đi lại khó khăn, không tự chủ hành động, đại tiểu tiện khó, hay bị táo bón, thường khó thở, thiếu hơi,…
2. Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Bài tập thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng vận động rất dễ thực hiện lại khá hiệu quả. Đây là phương pháp chữa bệnh hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
Dưới đây là một số bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhằm phục hồi chức năng điển hình cho tình trạng của mỗi người bệnh, cần thực hiện ngay khi có thể để ngăn thoái hóa nặng thêm.
Thực hiện kiên trì các bài tập để điều trị nhanh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
-
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Căng cơ bên
Để bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cổ này phát huy hết tác dụng thì nên vừa thực hiện kéo vai phải xuống vừa thực hiện nghiêng đầu sang trái, lặp lại tương tự với bên còn lại.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện thì người bệnh cần ngồi thoái mái, thả lỏng vai và nhẹ nhàng đặt hai tay lên đùi hoặc ghế, sau đó từ từ nghiềng đầu về bên trái, giữa trong khoảng 30 giây, cùng lúc kéo vai phía đối diện xuống, lúc này phần trọng lượng của đầu sẽ khiến cơ bắp căng lên. Mỗi bên lặp lại khoảng 4 lần, sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại.
-
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Kéo cằm
Người bệnh nằm trên mặt phẳng, thả lỏng người. Dùng một chiếc khăn mềm cuộn lại và đặt vào dưới gáy, để đầu ngả xuống chạm vào mặt sàn. Người bệnh dần dần kéo cằm về càng gần ngực càng tốt.
Giữ yên tư thế này trong khoảng 6 giây, rồi thả ra và thư giản khoảng 10 giây. Thực hiện động tác này khoảng từ 8 đến 12 lần.
Một trong những động tác nhằm chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
-
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Quay cổ
Người bệnh ngồi trên ghế, nếu không có ghế có thể đứng thẳng. Lúc này nghiêng đầu sang phải, giữ nguyên trong khoảng từ 15 đến 30 giây. Sau đó quay đầu sang trái và cũng giữ 15-30 giây. Mỗi ben làm lại từ 2-4 lần.
-
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Co bả vai
Người bệnh đứng thẳng, hai bả vai co lên, giữ yên trong khoảng 6 giây. Thực hiện động tác này trong khoảng 12 lần.
-
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Cuộn vai
Người bệnh ngồi thoải mái, ở tư thế hai chân dang rộng bằng vai, toàn thân thả lỏng. Từ từ cuộn vai lên, rồi trở ra phía sau, sau đó lại đưa vai trở về vị trí cũ, các chuyển động này tạo thành một hình vòng tròn. Lặp đi lặp lại động tác này trong khoảng 4 lần.
Bạn cũng có thể thực hiện bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ này khi đang đứng thẳng trên mặt phẳng. Đây là bài tập khá nhẹ nhàng và phù hợp với người bệnh bị lồi đĩa đệm cột sống cổ.
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Nghiêng đầu
-
Bài tập chung dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ
Trước tiên, người bệnh ngồi thẳng người, 2 chân xếp chéo nhau, 2 tay đặt lên đầu gối, giữ lưng thẳng cổ cao hết mức có thể. Hít vào thật sâu, thở ra hóp bụng. Cúi gập đầu xuống kéo cằm sát ngực, hít vào đưa đầu về giữa, thở ra ngửa đầu về phía sau hướng cằm lên. Mỗi động tác lặp lại 5 lần.
Tiếp theo người bệnh vẫn ngồi ở tư thế đó, đầu ngoảnh sang bên phải, cằm hướng song song vai phải, vừa hít vào bằng mũi vừa đưa đầu về giữa, sau đó thở ra bằng miệng và quay sang trái để đưa cằm về vị trí song song với vai trái. Thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này trong khoảng 5 lần.
Thứ ba : Giữ nguyên tư thế, nghiêng đầu sang bên phải, không so vai, hít vào đưa đầu ra giữa rồi thở ra nghiêng đầu sang bên trái. Lặp lại động tác 5 lần
Thứ tư : Người bệnh cúi cằm càng sát ngực càng tốt , dần dần quay tròn cổ gáy từ bên phải sang bên trái, vừa quay vừa hít thở đều đặn. Mỗi lượt quay thực hiện 3 lần. Nên thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này một cách chậm rãi, từ từ, không nên làm quá nhanh để không bị chóng mặt, hoặc gây ra những ảnh hưởng không tốt đến phần cổ.
Ngoài việc thực hiện các bài tập này thì khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh nên đến các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám cụ thể. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể là điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Nhưng thông thường thì 90% người bệnh sẽ được điều trị nội khoa, chỉ những trường hợp thoát vị gây chèn ép và bệnh biến chuyển nặng thì mới xem xét điều trị ngoại khoa.
Thông thường phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) kết hợp vật lý trị liệu và các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là phương pháp điều trị chủ yếu và thường đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên cần áp dụng đúng chỉ định và đúng phương pháp. Có rất nhiều trường hợp điều trị vật lý trị liệu và tập các bài tập thoát vị đĩa đệm cổ sai phương pháp khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra người bệnh cũng nên lưu ý đến các thói quen làm việc, điển hình là không nên ngồi quá lâu trước máy vi tính, nên tự thực hiện các động tác thư giãn, xoa bóp cổ ngay tại chỗ. Không nên gắng sức bê vác vật nặng. Khi trời chuyển lạnh thì nên giữ ấm vùng cổ, vai gáy.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, kết hợp cùng các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ để giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, tăng sức đề kháng.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về bệnh lý cũng như hướng dẫn người bệnh tự tập luyện các bài tập tại nhà để vừa chữa bệnh vừa tăng cường sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm một phương pháp để bảo vệ sức khỏe, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, không chỉ cho bản thân mà cho cả những người thân xung quanh.
Cần phải đọc: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ công hiệu
Huyền Trang (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!