Bệnh đau khớp háng ở trẻ em và những điều phụ huynh nên biết
Bệnh đau khớp háng ở trẻ em là căn bệnh xảy ra ở trẻ độ tuổi từ 3 – 10 tuổi. Bệnh đau khớp háng ở trẻ em không gây nguy hiểm đến tính mạng tới trẻ nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tàn phế.
1. Bệnh đau khớp háng ở trẻ em do đâu?
Đau khớp háng ở trẻ em thường xảy ra do hư điểm cốt hóa ở giai đoạn phát triển của trẻ. Một số yếu tố khác gây ra chứng bệnh đau khớp háng như do chấn thương trong khi nô đùa, vấp ngã lặp đi lặp lại nhiều lần, do vi rút xâm nhập cơ thể trẻ gây nên bệnh.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em độ tuổi từ 3 – 10 tuổi, nhất là trong khoảng 3 – 5 tuổi và những bé trai có khả năng bị cao hơn các bé gái.
Các hoạt động thể chất có thể là nguyên nhân gây đau khớp háng ở trẻ
2. Các triệu chứng của đau khớp háng ở trẻ em
Triệu chứng ban đầu khi trẻ bị đau khớp háng đó là dấu hiệu sốt nhẹ, dáng đi mất thăng bằng, khập khiễng. Trẻ hay kêu bị đau ở vùng đùi hoặc vùng đầu gối, khớp háng cử động khó khăn, đặc biệt là khi dạng chân.
– Chụp X – quang xương chậu chẩn đoán thấy tràn dịch trong khớp, giãn rộng khe khớp và các đường mỡ quanh khớp bị nén lại, các phần mềm xung quanh khớp bị dồn nén lại tạo thành một lớp dày quanh khớp háng.
– Các cơn đau khớp háng có cường độ mạnh, có thể lan ra trước hoặc dọc xương đùi xuống khớp gối. Càng đi lại nhiều càng cảm thấy đau, trẻ đi lại không vững, khập khiễng. Việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như mặc quần, ngồi,… trở nên khó khăn. Tuy nhiên ở vị trí đau, khớp háng không bị nóng và không sờ thấy hạch bẹn.
Bài đọc thêm
Những cơn đau nhức khó chịu do bệnh đau khớp háng gây ra
– Mặt khác, trẻ bị mắc chứng đau khớp háng cũng có thể bị nhiễm trùng tai – mũi – họng hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa vài ngày trước khi phát bệnh.
3. Cách điều trị bệnh đau khớp háng ở trẻ em
– Khi trẻ có một trong các dấu hiệu trên, phụ huynh nên đưa con em mình đi khám tại các cơ sở y tế hay bệnh viện uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh tình. Một vài dấu hiệu ở trên cũng xuất hiện ở các bệnh khác như lao khớp háng, trật khớp háng hay viêm khớp xương háng,…
– Giai đoạn đầu của chứng đau khớp háng, trẻ cần bất động khoảng 1 – 2 tuần khi điều trị dùng thuốc. Hạn chế hết mức các hoạt động như đi lại, chạy nhảy,… đặc biệt là ở bên phía bị đau. Nếu tình trạng đau giảm rõ rệt mới cho phép cử động và đi lại nhẹ nhàng. Cách bất động tốt nhất là bó bột chống xoay để bảo vệ khớp, tránh tiêu chỏm.
– Về chế độ dinh dưỡng, phụ huynh cần chú ý bổ sung các chất cần thiết cho sự phát triển và phục hồi xương khớp của trẻ như canxi, vtamin D, omega-3,… từ các thực phẩm như tôm, cua, cá, cá loại hoa quả rau củ,…
Điều trị đau khớp háng tốt nhất
Nếu được phát hiện sớm và chữa bệnh đau khớp háng kịp trẻ hoàn toàn có khả năng hồi phục và tiếp tục phát triển bình thường. Ngược lại, nếu bệnh được phát hiện muộn, trẻ vẫn hết đau nhưng có khả năng thoái hóa khớp sớm sau này. Do trục cơ thể biến dạng, cột sống thắt lưng và khớp háng ngày càng đau và yếu, bệnh nhân có thể phải thay khớp háng nhân tạo. Vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm ở trẻ rất quan trọng.
Với những thôn tin cần thiết trên đã phần nào giúp các bậc phụ huynh có thể nhận biết sớm tình trạng bệnh đau khớp háng ở trẻ em từ đó hướng dẫn trẻ để phòng tránh cũng như chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất.
Có thể bạn muốn biết: Thuốc điều trị đau khớp háng hiệu quả cao cho mọi lứa tuổi
Thúy Nhi (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!