Bệnh gút có nguy hiểm không? Phải làm gì để ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh?
Dù không nói ra những hầu hết mọi người đều thắc mắc bệnh gút có nguy hiểm không? Nhất là khi các triệu chứng bệnh chuyển biến theo hướng người bệnh gout không thể ngờ đến. Vậy bệnh gout có nguy hiểm không, nguy hiểm thế nào và hướng khắc phục ra sao?
1. Tìm câu trả lời bệnh gút có nguy hiểm không?
Gút là bệnh lý được hình thành do sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu và cơ thể. Bình thường chúng được hoà tan vào máu, còn 1 lượng khác được đưa ra ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, do tác nhân nào đó (chế độ ăn uống, uống thuốc trong thời gian dài, chấn thương…) khiến lượng acid uric này không được đào thải thậm chí tăng lên và lắng đọng lại khớp chủ yếu là ngón chân cái, khớp nhỏ.
Đa phần người bệnh đều thắc mắc bệnh gút có nguy hiểm không?
Trường hợp xảy ra các cơn gút cấp cơn đau đột ngột có thể kéo dài và biến mất một thời gian sau đó đột ngột quay trở lại với tần suất liên tục, mức độ đau nhức cũng tăng kèm theo nhiều biểu hiện khác ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và khả năng vận động. Vậy nếu không điều trị bệnh gút có nguy hiểm không?
Có thể khẳng định, gút (gout) là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khớp viêm như các bệnh lý xương khớp thông thường khác mà bệnh gout có thể gây tác động xấu đến các cơ quan khác và đe doạ đến tính mạng người bệnh. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?
Dưới đây là 3 biến chứng vô cùng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải nếu chủ quan không khám và điều trị bệnh.
-
Tổn thương, tàn phế khớp
Đây là biến chứng xảy ra tại khớp bị gout, khi đó tại sụn khớp bị lắng đọng acid uric sẽ bào mòn dẫn khiến khớp mất dần chức năng, người bệnh khó khăn khi cử động. Biểu hiện bên ngoài là các hạt tophi nhỏ không gây đau, ngón chân, ngón tay sưng to như quả chuối sứ hay củ khoai. Trong trường hợp căng to quá có thể gây vỡ hạt tophi và nhiễm khuẩn. Khi đó vùng da sẽ lở loét không còn khả năng cử động buộc phải cắt bỏ khớp bị gout.
Nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh gout
-
Tổn thương tại thận
Thống kê chỉ ra khoảng 10 – 15% người bệnh gút có biểu hiện tổn thương tại thận chủ yếu là suy thận, viêm cầu thận.
Nguyên nhân là do lượng acid uric tăng, thận phải tăng cường làm việc, chịu áp lực lớn trong khi ống dẫn niệu bị lắng đọng muối urat. Sau một thời gian chức năng thận bị yếu dần, hình thành sỏi thận, gây tắc nghẽn viêm nhiễm tại thận.
Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần hay các loại thuốc điều trị gút khác trong thời gian dài cũng khiến chức năng thận bị tổn thương, suy yếu.
-
Bệnh tim mạch, đột quỵ
Thêm một biến chứng nguy hiểm nữa từ bệnh gút đó là các bệnh lý về tim mạch, thậm chí là gây đột quỵ. Cụ thể, trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tinh thể muối urat ở người bệnh gout có thể gây viêm trong cơ màng tim ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể dễ dẫn đến tai biến và đột quỵ. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất khi nó cướp đi tính mạng của người bệnh.
3. Phải làm gì để ngăn chặn biến chứng bệnh gút xảy ra?
Để không trở thành đối tượng tấn công của 3 biến chứng nguy hiểm của bệnh gút, mọi người cần phải thực hiện những điều sau:
Điều trị bệnh gút theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa
- Tiến hành điều trị bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ để kiểm soát, đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm viêm đau và ngăn chặn tiến triển bệnh.
- Sử dụng thuốc kèm theo các phương pháp điều trị khác theo chỉ định, sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường bồi bổ khí huyết cũng như chức năng gan, thận để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các biến chứng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống lành mạnh tránh xa thực phẩm, đồ ăn có nhiều purin, chất kích thích, đồ ngọt và dầu mỡ…
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tham khảo bài tập môn thể thao từ bác sĩ, chuyên gia để thực hiện đúng động tác hỗ trợ giảm đau nhức, tốt cho xương khớp, sức khoẻ.
Qua những thông tin trên chắc hẳn mọi người đã biết bệnh gút có nguy hiểm không và sớm tìm hiểu phương pháp điều trị, phòng ngừa để tránh những hậu quả xấu xảy ra với sức khoẻ bản thân. Trong số các phương pháp điều trị hiện nay, phương pháp đông y được đánh giá cho hiệu quả tốt đặc biệt người bệnh gút có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
Tìm hiểu ngay: Điều trị bệnh gout bằng thuốc đông y theo từng thể bệnh cho hiệu quả cao
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!