5 sai lầm thường gặp khi điều trị Gout khiến bệnh nặng hơn

Gout là bệnh xương khớp thường gặp không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống mà nghiêm trọng hơn còn gây biến chứng tới xương khớp. Chính bởi vậy việc sớm điều trị dứt điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có không ít người bệnh do hiểu sai về bệnh lý nên đã có những sai lầm trong quá trình điều trị khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp 5 nhầm lẫn khi chữa bệnh Gout. Mời các bạn tham khảo.

Xem ngay:

>> 4 Cách chữa gút bằng thảo dược giúp đánh bay cơn đau trong vòng “1 nốt nhạc”

>> Chữa gout bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả như lời đồn

5 sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh Gout

Gout hình thành do sự lắng đọng axit uric ở các mô dưới da, cơ, khớp gây ra hiện tượng viêm sưng, đau tấy. Bệnh tuy có nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nếu điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể khôi phục hoàn toàn. Song thực tế, không ít người có suy nghĩ sai lầm trong khi chữa trị khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn, tiêu biểu như:

Lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc làm giảm nồng độ axit uric trong máu

Sử dụng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc. Lúc này người bệnh do quen dùng thuốc nhưng thuốc không phát huy tác dụng như ban đầu sẽ khiến bệnh không được kiểm soát mà phát triển nghiêm trọng, cơn đau bệnh Gout ở cấp độ nặng hơn.

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây nhờn thuốc khiến Gout nặng hơn

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây nhờn thuốc khiến Gout nặng hơn

Ngoài ra, thường xuyên sử dụng thuốc hạ axit uric có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới gan, thận, dạ dày,…

Sai lầm vì nghĩ kháng sinh có thể trị bệnh Gout

Nhiều người nghĩ rằng có thể sử dụng kháng sinh để điều trị dứt điểm bệnh Gout. Nhưng thực tế thuốc chỉ có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Điều quan trọng nhất trong chữa trị bệnh là người bệnh cần xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý dùng thuốc khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Chỉ có người trung niên mới mắc bệnh Gout

Nhiều người nghĩ rằng Gout là bệnh thường gặp ở người trung niên trên 50 tuổi. Chính suy nghĩ này khiến nhiều người chủ quan không có biện pháp phòng tránh kết hợp với chế độ ăn không khoa học dẫn tới hậu quả bị Gout khi tuổi còn trẻ.

Người trẻ tuổi cũng có thể bị Gout do chế độ ăn uống không khoa học

Người trẻ tuổi cũng có thể bị Gout do chế độ ăn uống không khoa học

Chỉ chú trọng điều trị mà không quan tâm tới chế độ ăn uống

Nhiều người bị Gout suy nghĩ sai lầm rằng điều trị bệnh đúng cách và đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả cao nên không cần quan tâm tới chế độ ăn hàng ngày.

Các bạn nên biết rằng, nguyên nhân chính của bệnh Gout là do lắng đọng nhiều axit uric bởi chế độ ăn nhiều thực phẩm chứ purin. Bởi vậy trong quá trình chữa Gout, nếu bệnh nhân vẫn mắc phải sai lầm này thì rất khó để chữa bệnh hiệu quả.

Chỉ điều trị ngắn hạn

Thực tế, có không ít người bệnh khi chữa trị bệnh bắt đầu thấy có hiệu quả đã ngừng, điều trị ngắt quãng. Điều này sẽ khiến bệnh tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn và lần điều trị sau sẽ khó hơn do đã bị nhờn thuốc.

Hậu quả của những sai lầm khi điều trị bệnh Gout

Bệnh Gout nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.

Những sai lầm trong điều trị Gout sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn

Những sai lầm trong điều trị Gout sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn

Một số hậu quả do mắc sai lầm trong điều trị bệnh Gout như:

  • Bệnh tái phát với mức độ nặng và kéo dài hơn lần trước.
  • Khi Gout đã bước sang giai đoạn mãn tính sẽ làm xuất hiện các hạt Tophi ở vùng quanh khớp, gây biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động và di chuyển. Ngoài ra, người bệnh phải chịu đựng nhiều cơn đau kéo dài.
  • Gout không được điều trị dứt điểm có thể dẫn tới những biến chứng như sỏi thận, bệnh tim mạch, viêm thận kẽ,..

Như vậy có thể thấy rằng, những sai lầm trong điều trị bệnh Gout không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm mà còn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Chính bởi vậy, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp nhanh chóng kiểm soát nồng độ axit uric, giảm các triệu chứng bệnh xương khớp này. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý kết hợp điều trị bằng thuốc song song với việc xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.

Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về Gout từ đó có những quan điểm đúng đắn trong điều trị bệnh, tránh mắc sai lầm khiến bệnh trở nặng hơn. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm: Những cách chữa bệnh gút đem lại hiệu quả lâu dài nhất

Nguyễn Ngòi (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo