Lời khuyên của bác sĩ cho người bệnh Gout vui Tết trọn vẹn
Gout là bệnh lý xương khớp có thể gây ra các cơn đau nhức bất cứ lúc nào. Do vậy để bảo đảm sức khỏe giúp người bệnh đi chúc Tết, du xuân vui vẻ trọn vẹn bên gia đình, các bạn cần hết sức chú ý trong chế độ ăn uống. Vậy thực đơn cho người bệnh Gout trong ngày Tết như thế nào thì hợp lý? Các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Xem ngay:
>> Người bệnh Gout có nên uống sữa đậu nành mỗi ngày?
>> Người bệnh Gout nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì để tốt cho sức khỏe?
1. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout
Gout là bệnh viêm khớp đột ngột gây ra các hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp tay, chân. Nguyên nhân hình thành bệnh do axit uric tích tụ trong máu dẫn tới tình trạng viêm ở các khớp. Sự tích tụ axit uric quá mức này một phần là do chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh quá nhiều đạm và hải sản.
# Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh Gout
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, trong những ngày Tết này người bệnh Gout cần chú ý vấn đề ăn uống để khiến bệnh không gây ra các cơn đau dữ dữ dội làm phiền tới việc chúc Tết, du xuân.
Người bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
Dưới đây là một vài nguyên tắc trong chế độ ăn uống của người bệnh Gout, các bạn nên chú ý.
- Sử dụng hạn chế các thức ăn có chứa purin như mỡ, đường, trứng, ngũ cốc,…
- Hạn chế nạp nhiều thực phẩm chứa nhiều axit uric như hải sản, gan, thịt đỏ, trứng,…
- Người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê,… Trong ngày Tết các bạn rất dễ không thể cưỡng lại sức hút của những thức uống này. Các bạn nên thận trọng vì nó sẽ khiến tình trạng Gout nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh nên duy trì cân nặng của mình, không nên ăn quá nhiều thức ăn nhiều chất.
- Tăng cường quá trì đào thải axit uric qua thận bằng cách uống nhiều nước. Tuy nhiên các bạn chỉ nên uống nước lọc chứ không dùng nước trái cây, hoặc rau quả có vị chua, nó sẽ làm tăng axit máu.
- Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, quả chín và giảm lượng đạm từ thịt, cá, xuống.
# Cách tính năng lượng cần thiết cho người bệnh gout
Để tốt cho sức khỏe, các bạn cũng nên chú ý ăn đa dạng những thực phẩm để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết nào. Các bạn chỉ cần chú ý cân đối giữa các chất bằng cách tính năng lượng cần thiết cho người bệnh Gout.
Dưới đây là cách tính thực phẩm tương đương với năng lượng cần nạp cho từng đối tượng bệnh gout.
Với người bệnh Gout cấp tính
Tổng năng lượng cần thiết cho người bệnh Gout cấp tính năng 50kg là 1.600 kcal/ngày.
Trong đó:
- 10% lượng đạm (protein) tức 40g = 160 kcal
- 70% chất đường bột tức 300g = 1200 kcal
- 15% chất béo tức 27g = 240 kcal
Người bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh để tốt cho sức khỏe
Lưu ý: Rau quả ăn tùy ý, tuy nhiên người bệnh cần tránh các loại quả có vị chua vì nó làm tăng axit trong máu không tốt cho người bệnh.
Với người bệnh Gout mãn tính
Người bệnh Gout thực hiện chế độ ăn như thông thường. Tuy nhiên cần hạn chế ăn nhiều purin, protein. Mỗi ngày chỉ nạp không quá 1g/kg cân nặng. còn đạm động vật và đậu đỗ không quá 100g/ngày.
2. Món ngon ngày Tết cho người bệnh Gout
Để vừa giúp ăn ngon miệng mà không khiến cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric trong máu gây Gout nghiêm trọng, các bạn có thể bổ sung vào mâm cơm ngày Tết với những món ngon như:
Bánh chưng
Bánh chưng là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết Việt. Tin vui với người bệnh Gout rằng bạn hoàn toàn có thể ăn món ngon này mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên bạn lưu ý tránh phần nhân thịt mỡ hoặc hạn chế tối đa tránh để vượt 240 Kcal/ngày.
Người bệnh Gout có thể ăn bánh chưng trong ngày Tết
Các món rau luộc
Món rau luộc không chỉ giúp cảm có giảm bớt ngấy vì ăn quá nhiều món ăn nhiều dầu mỡ mà còn rất tốt cho sức khỏe người bệnh Gout.
Trong rau xanh chứa nhiều hàm lượng vitamin và các khoáng chất giúp tăng cường quá trình thải độc tố cho cơ thể. Do vậy để giúp chăm sóc sức khỏe người bệnh Gout trong những ngày Tết, các bạn nên bổ sung thêm các món rau luộc như bắp cải, cải bẹ xanh, súp lơ, su hào,…
Salad dưa leo
Theo Đông y, trong dưa leo (dưa chuột) có tính mát, vị ngọt rất tốt để giúp thanh nhiệt, giải độc và bài tiết các acid uric ra ngoài theo đường tiểu. Do vậy trong những ngày Tết kỷ Hợi này các bạn hãy bổ sung món ngon ngày vào thực đơn để chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất.
Salad dưa leo là món ăn tốt cho người bệnh gout
Thịt gà luộc
Thịt gà vẫn là thực phẩm nằm trong danh sách người bệnh có thể ăn tuy nhiên với lượng vừa phải. Thực tế, trong thịt gà có chứa purin ít hơn so với các loại thịt đỏ như lợn, dê, bò,…
Khoai tây trộn
Nếu người bệnh Gout chưa biết ăn gì vào ngày Tết để tốt cho sức khỏe thì đừng bỏ qua món ngon này. Khoai tây vốn thuộc loại thực phẩm có tính kiềm, giàu muối và kali. Thành phần hóa học của loại củ này dường như không ó chứa purin do vậy người bệnh Gout có thể ăn như những món rau bình thường mà không cần kiêng khem.
Người bệnh Gout có thể ăn khoai tây trộn trong ngày Tết mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe
Giá xào củ sen
Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh Gout hiệu quả. Theo Đông y, giá đỗ có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan rất tốt để giúp đào thải độc tốt ra ngoài cơ thể. Thêm vào đó, với hàm lượng chất xơ lớn, giá đỗ có thể giúp chuyển hóa chất đạm, giảm tối đa quá trình tích tụ acid uric trong máu – nguyên nhân gây Gout.
Còn củ sen chứa nhiều chất tanin và các khoáng chất giúp giảm axit uric. Do vậy kết hợp giá đỗ và củ sen sẽ trở thành món ăn bài thuốc rất tốt cho sức khỏe của bệnh Gout.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng khoa học, các bạn cần lưu ý thường xuyên luyện tập thể dục để giúp tăng cường sức khỏe.
Hy vọng với những chia sẻ về nguyên tắc và chế độ dinh dưỡng trên đây sẽ giúp các bạn chăm sóc sức khỏe bệnh Gout của mình trong những ngày Tết này được tốt nhất. Chúc các bạn vui khỏe đón Tết!
Xem thêm: Những cách chữa bệnh Gout đem lại hiệu quả lâu dài?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!