Bệnh lý xương khớp khác nhau qua vào từng độ tuổi
Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải các vấn đề về xương khớp, nhất là khi tuổi càng cao
vì lúc này xương khớp dần yếu đi do quá trình lão hóa. Dưới đây là những tình trạng phổ biến nhất của xương khớp, mỗi tình trạng lại khác nhau qua từng độ tuổi.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau có thể mắc các bệnh lý xương khớp khác nhau
1. Từ 0 đến 20 tuổi: Bệnh còi xương
Còi xương là một tình trạng xuất hiện từ rất sớm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương. Theo thống kê tại Anh, số ca còi xương giữa năm 2010 và 2011 là 762, tăng gấp nhiều lần so với 183 ca trong khoảng giữa năm 1995 và 1996.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng còi xương là sự thiếu hụt vitamin D và canxi. Sau đây là một số triệu chứng chính giúp các bạn theo dõi và phát hiện bệnh:
- Đau: Khi mắc bệnh trẻ em sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn. Đây chính là lý do khiến cho trẻ em trở nên dễ dàng mệt mỏi hơn và không muốn vận động nhiều.
- Xương bị biến dạng: Còi xương sẽ khiến cho phần xương sọ trở nên mềm, chân cong, xương sống cong. Cuối cùng là phần mắt cá chân, cổ tay và xương ngực trở nên dày hơn.
- Xương yếu, dễ vỡ: Lúc này xương trở nên yếu hơn, do đó chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể khiến xương bị gãy.
- Trẻ em phát triển kém, chậm lớn: Trẻ em bị bệnh còi xương thường lùn và nhỏ hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi do xương tăng trưởng và phát triển kém.
- Gặp một số vấn đề về răng: Dấu hiệu không thể bỏ qua để phát hiện bệnh còi xương là răng. Khi bị bệnh men răng trở nên yếu, răng mọc chậm,…
Nếu con bạn có các triệu chứng kể trên hãy nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám, chẩn đoán bệnh và nhận lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa.
2. Từ 20 đến 30 tuổi: Giai đoạn nuôi dưỡng, duy trì xương
Giai đoạn từ 20 đến 30 tuổi là lúc xương khớp trong cơ thể trở nên mạnh mẽ, khỏe mạnh nhất, cả về khối lượng xương lẫn sức chịu đựng của xương. Vì thế, đây là khoảng thời gian quan trọng để xây dựng và duy trì sự chắc khỏe của xương.
Tuy nhiên, bắt đầu từ sau 30 tuổi trở đi, mật độ xương bắt đầu giảm dần. Nếu không phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến vận động hằng ngày, thậm chí người bệnh còn có thể bị tàn phế.
3. Từ 40 tuổi trở lên: Loãng xương
Khi bước vào độ tuổi 40, khối lượng xương sẽ giảm dần theo thời gian điều này khiến chúng ta dễ mắc nhiều bệnh lý về xương khớp, một trong số đó là bệnh loãng xương. Bệnh này khiến xương mỏng đi đáng kể, làm tăng nguy cơ gãy xương.
Thống kể thời gian qua cho thấy, có tới 3 triệu người tại Anh mắc bệnh loãng xương, vì thế đây cũng được xem là nguyên nhân làm xảy ra 310.000 ca gãy xương tại Anh mỗi năm. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh:
-
Tuổi tác
Bắt đầu từ độ tuổi 50, cứ 100 người phụ nữ thì có 2 người bị loãng xương. Tỷ lệ này tăng lên gấp đôi khi bước vào độ tuổi 80, có nghĩa là cứ 100 phụ nữ thì có 4 người mắc bệnh loãng xương.
-
Giới tính
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh loãng xương cao hơn rất nhiều so với đàn ông. Tại Anh, có khoảng 2 triệu phụ nữ bị loãng xương.
-
Hoocmon giới tính suy giảm
Estrogen có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chống lại quá trình mất dần xương theo thời gian. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, lượng estrogen ngày cảng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ xương, khiến xương dễ bị tổn thương.
-
Hút thuốc lá
Những độc tố được đưa vào cơ thể thông qua thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng quá trình mất xương, thậm chí nó còn ngăn ngừa cơ thể hấp thụ canxi và vitamin D.
Có một sự thật là nhiều người không biết mình bị mắc bệnh loãng xương cho đến khi họ bị gãy xương. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng điển hình như bị chứng đau lưng mãn tính, cúi xuống khó khăn hoặc chiều cao giảm dần thì bạn nên sớm thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
4. Một số lời khuyên giúp duy trì xương luôn chắc khỏe
Căn bệnh xương khớp khác nhau qua từng độ tuổi nhưng vẫn có thể cải thiện và phòng ngừa được
-
Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi
Xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ khoáng chất, vitamin, canxi sẽ giúp xương khớp dần trở nên khỏe mạnh hơn. Người lớn nên nạp vào cơ thể 700mg canxi mỗi ngày.
Những thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: hạnh nhân, rau bina, sữa chua và phô mai.
-
Tắm nắng
Việc để da tiếp xúc an toàn và thường xuyên với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian phù hợp sẽ giúp cơ thể tự sản sinh ra một lượng vitamin D thiết yếu, cần thiết để hấp thụ canxi.
Ngoài ra, vitamin D cũng có thể được bổ sung vào cơ thể qua các loại thực phẩm như dầu cá, gan và lòng đỏ trứng.
-
Giữ chế độ ăn uống cân bằng
Những thức ăn có tính axit cao như thịt, pho mát, protein sẽ làm phá vỡ sự cân bằng axit – kiềm có trong cơ thể, khiến lượng canxi trong cơ thể bị tiêu hao dần, từ đó dần làm yếu xương. Để hạn chế điều này xảy ra, các bạn nên tăng cường ăn các loại trái cây, rau xanh và carbohydrate.
-
Cắt giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày
Ăn quá nhiều muối cũng làm lượng canxi trong cơ thể bị tiêu hao. Liều lượng ăn phù hợp nhất đối với người trưởng thành là 6g (tương đương 1 muỗng cà phê), mặc dù phần lớn mọi người đều đang tiêu thụ khoảng 9g muối mỗi ngày.
-
Thường xuyên tập thể dục
Việc tập thể dục không những giúp bạn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mà còn giúp xương khớp dẻo dai, bảo vệ xương khỏi nhiều tổn thương. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện tư thế xấu.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn nên tập thể dục 5 tiếng mỗi tuần. Có thể tập những bộ môn như đi bộ, chạy bộ, chơi golf,…
-
Cẩn thận với những gì bạn uống
Uống quá nhiều rượu, trà, cà phê và đồ uống có ga sẽ làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ, thậm chí về lâu về dài nó còn đẩy nhanh quá trình mất xương và gia tăng khả năng mắc bệnh loãng xương, thoái hóa khớp
Hoài An (theo Healthy Life)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!