Cách chữa bệnh tê chân ở người cao tuổi

Khi bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể dần lão hóa kéo theo nhiều bệnh lý, trong đó có hiện tượng tê chân nghiêm trọng mang tới cảm giác vô cũng khó chịu và cản trở việc vận động. Để có cách chữa bệnh tê chân ở người cao tuổi hiệu quả mọi người cần nắm vững những kiến thức cần thiết dưới đây.

Tê chân là hiện tượng mà nhiều người mắc phải khi ngồi, nằm hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu khiến máu không lưu thông, chân không được cung cấp đủ máu khiến tê liệt tạm thời. Mặt khác, những người có bệnh lý về xương khớp, tim mạch, mạch máu, người mắc bệnh béo phì cũng là đối tượng thường xuyên bị bệnh tê chân tay.

Cách chữa bệnh tê chân tốt nhất hiện nay

Ở người cao tuổi, hệ thống xương khớp và hệ thống tuần hoàn máu yếu khiến bệnh tê bì chân tay diễn tiến nặng với mật độ cao. Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu, đái tháo đường,….cũng dẫn tới hiện tượng tê chân.

Để biết cách chữa bệnh tê chân tốt nhất với người cao tuổi, phải xác định nguyên nhân cụ thể tê chân là bệnh gì, từ đó có những phương pháp điều trị tương ứng.

1. Tê chân do lão hóa

Người già có thể mắc bệnh tê chân trái, bệnh tê chân tay khi ngủ dù không hề có bệnh lý nào khác. Nguyên nhân là do mạch máu khó lưu thông, xương khớp lỏng lẻo, nghiêm trọng nhất là vào những ngày thay đổi thời tiết, thời tiết lạnh hoặc vận động quá sức, duy trì một tư thế quá lâu.

Trường hợp tê chân do tuổi già mà không đi kèm các bệnh lý khác thì việc giảm tê buốt phụ thuộc vào chế độ ăn uống, luyện tập đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng. Người lớn tuổi nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh có lá màu đậm, các loại đỗ, thay thế thịt đỏ bằng hải sản, các loại cá nước lạnh.

Cách chữa bệnh tê chân ở người già hiệu quả

Không nên vì chân tay tê mỏi mà ngồi một chỗ, kém vận động. Càng lớn tuổi càng nên chăm chỉ tập thể dục, đi bộ hàng ngày, tập dưỡng sinh với mức độ phù hợp với sức khỏe để xương cốt dẻo dai, máu huyết lưu thông, giúp giảm thiểu tối đa những cơn tê.

Dùng thêm một số loại thực phẩm chức năng bổ sung các chất có lợi cho xương khớp và sức khỏe như Vindermen Plus, DHA Canxibone Plus, Regulegs #5, Phong tê thấp Bà Giằng cũng là cách chữa bệnh tê chân khá tốt.

2. Tê chân do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân xương khớp thoái hóa, mạch máu kém lưu thông thì người cao tuổi khi mắc các bệnh béo phì, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,… sẽ rất dễ bị tê mỏi chân tay. Tê bì chân tay là do biến chứng viêm thần kinh ngoại biên nếu không điều trị kịp thời có thể giảm đến mất hoàn toàn cảm giác, gây viêm loét, hoại tử và cắt cụt chi.

Cách chữa bệnh tê chân tay trong trường hợp này là kết hợp giữa điều trị bệnh lý và giảm bớt tê mỏi. Người bệnh cần xác định cụ thể bản thân bị tê chân là bệnh gì, tê chân phải là bệnh gì để có hướng chữa bệnh phù hợp. Tốt nhất là tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi.

Dùng thuốc là cách chữa bệnh tê chân

Để khắc phục các biến chứng viêm thần kinh ngoại biên bằng các sản phẩm có chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), các vitamin nhóm B kết hợp với Chondroitin, cùng với các hoạt chất tăng cường lưu thông máu như Ginkgo Biloba, cao Blueberry.

Kết hợp dùng thuốc với ăn uống, vận động, sử dụng thực phẩm chức năng giống như trường hợp tê chân do lão hóa để cải thiện tình hình, giảm đau và khỏe mạnh hơn.

Khi tuổi tác đã cao thì việc tê chân tay diễn ra thường xuyên, liên tục và không thể chấm dứt hoàn toàn, chỉ có thể giảm thiểu tới mức tối đa. Vì thế, không nên quá nôn nóng, hãy áp dụng những cách chữa bệnh tê chân hợp lý, kiên trì, có hướng dẫn của bác sĩ.

Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể được chăm sóc đúng cách, khi cơ thể lên tiếng, cần lắng nghe, thấu hiểu và tỉnh táo để có hướng đi đúng đắn nhất. Chúc các bạn luôn duy trì được sự dẻo dai, mạnh mẽ ngay cả khi tuổi đã xế chiều.

Trình Trình (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo