Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y hiệu quả nhờ bài thuốc này
Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y ngày càng được nhiều người tin tưởng và áp dụng liệu trình này để chữa trị các cơn đau và biến chức mà thoái hóa cột sống để lại. Với thành phần chủ yếu là các thảo dược thiên nhiên, bệnh nhân sẽ không phải lo về các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
1. Hiệu quả mà điều trị bằng Đông y đem lại
Các căn bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống thường được các bệnh nhân tin và chữa trị bằng phương pháp Đông y nhiều hơn cả. Không chỉ làm giảm các triệu chứng đau, các thảo dược Đông y còn có các tác dụng tích cực sau:
– Bổ và lưu thông khí huyết: các thảo dược Đông y có tác dụng tích cực trong việc giúp mạch máu hoạt động tốt hơn và lưu thông khí huyết dễ dàng. Máu được đưa đi nuôi dưỡng các khớp làm giảm các cơn đau đột xuất.
– Bổ can thận: các vị thuốc đặc biệt như tục đoạn, nhục quế, ngưu tất,… có tác dụng bồi bổ cho thận rất tốt bên cạnh chữa trị xương – gân khớp khỏe mạnh.
– Hạn chế cảm cúm, khu phong tán hàn: sử dụng các bài thuốc Đông y, cơ thể sẽ có sức đề kháng cao hơn, ít bị nhiễm lạnh, cảm cúm mỗi khi thời tiết thay đổi. Chân tay cũng giảm đau nhức, hạn chế phong thấp,…
2. Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y đơn giản, hiệu quả
Dưới đây là những bài thuốc được áp dụng phổ biến nhất, mọi người có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh thoái hóa cột sống cho mình và người thân.
-
Bài thuốc với cây nhàu
Các bài thuốc từ cây nhau đã được áp dụng từ lâu bởi hiệu quả giảm đau nhức, viêm sưng tốt cho người bệnh xương khớp và thoái hóa cột sống.
# Bài thuốc số 1
– Chuẩn bị: 12g rễ nhàu, 12g ngũ trảo, 8g mỗi loại rau ngót, dây gùi, ngó bần, đậu săng, tầm gửi, rễ ngà voi.
– Cách chế biến: rửa sạch và để ráo nước sau đó cho vào ấm sắc với ½ lít nước. Để ý còn 250ml nước thì nhấc ấm xuống.
– Liều dùng: chia phần thuốc sắc thành 2 lần/ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
– Tác dụng: chữa trị đau lưng do thoái hóa cột sống và đau mỏi các chi tay và chân.
# Bài thuốc số 2
– Chuẩn bị: 20g rễ nhàu, 20g dây đau xương, 20g thổ phục linh, 20g rễ cỏ xước và 6g cam thảo dây.
– Cách chế biến: rửa sạch và sắc như bài thuốc số 1.
– Liều dùng: chia thành 2 – 3 lần uống/ ngày
– Tác dụng: chữa trị thoái hóa do phong thấp, tăng cường miễn dịch cho cơ thể và điều hòa huyết áp cho người mắc các chứng bệnh về huyết áp.
-
Bài thuốc kết hợp
Bên cạnh bài thuốc trên, mọi người có thể sử dụng các bài thuốc kết hợp theo chỉ định của thầy thuôc Đông y với các bài thuốc sau:
# Bài thuốc kết hợp số 1
– Chuẩn bị: 16g các loại ý dĩ, đại táo và cát căn, quế chi 12g, thược dược 12g, ma hoàng 8g, hoàng kỳ và đẳng sâm cùng lượng.
– Cách chế biến: rửa sạch và sắc tất cả các loại thảo dược trên với 500ml nước sao cho còn khoảng 300ml.
– Liều dùng: chia thuốc thành 3 lần uống/ngày. Liệu trình trong vòng 3 – 4 tháng.
– Tác dụng: chữa các chứng cứng, nhức vùng lưng, các chứng đau khớp và phong thấp, làm cho cơ thể vận động lunh hoạt hơn. Bài thuốc còn có tác dụng hạ sốt do các cơn đau, là cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả cho mọi người.
Các loại thảo dược chữa thoái hóa cột sống
# Bài thuốc kết hợp số 2
– Chuẩn bị: phòng phong, xuyên quy, ngưu tất, hy thiêm và đau đau xương. Mỗi loại 12g.
– Cách chế biến: tương tự như bài thuốc kết hợp số 1.
– Liều dùng: chia thành 3 lần uống mỗi ngày và kéo dài trong vòng 4 – 6 tháng.
– Tác dụng: khu phóng tán hàn, làm cho cột sống chắc chắn hơn, hệ thống dây chằng được củng cố, giảm đau khớp và bảo đảm chức năng của cột sống.
# Bài thuốc kết hợp số 3
– Chuẩn bị: tơ hồng xanh, hạnh phúc, xích đồng, bồ công anh, cà gai và bách bộ. Mỗi loại 8g.
– Cách chế biến: tương tự như bài thuốc kết hợp số 1.
– Liều dùng: uống 2 lần/ mỗi ngày trong vòng 2 tháng.
– Tác dụng: bài thuốc có tác dụng giải độc gan, bổ thận , trừ thấp khớp và các cơn đau vùng cổ do thoái hoá cột sống gây ra. Bên cạnh đó cỏn có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể.
Trên đây là cách chữa trị thoái hóa cột sống bằng Đông y thông qua các bài thuốc phổ biến cũng như tác dụng của các bài thuốc Đông y với cơ thể bệnh nhân. Lưu ý các bài thuốc Đông y không thể chữa trị tận gốc bệnh tình mà chỉ có thể cải thiện sức khỏe và bệnh thoái hóa cột sống theo chiều hướng tích cực. Bệnh nhân cần kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng và tập luyện để bệnh hồi phục nhanh chóng.
Bạn muốn biết: Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Thúy Nhi (T/h).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!