Đau gót chân là bệnh gì có nguy hiểm không và cách chữa đau gót chân
Mình nhận thấy trong cuộc sống có khá nhiều người bị tình trạng đau gót chân hành hạ, không chỉ người lớn tuổi mà cả người trẻ tuổi, đặc biệt nhất là đau gót chân vào buổi sáng, đau gót chân khi mang bầu,… Vậy biểu hiện đau gót chân cụ thể như thế nào và đau gót chân là bệnh gì ? cách chữa đau gót chân ra sao ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Biểu hiện đau gót chân
Có khá nhiều người gặp phải tình trạng đau gót chân, có người bị đau gót chân vào buổi sáng, phụ nữ đi giày cao gót thì thường bị đau gót chân khi mang giày, đặc biệt là những người mẹ thường bị đau gót chân khi mang bầu và đau gót chân sau sinh. Vậy đau gót chân có nguy hiểm không và biểu hiện đau gót chân là gì ?
Đau gót chân là khi bạn cảm thấy đau ở vùng mặt dưới gót chân, cảm giác đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm, ngồi một thời gian dài sang tư thế đứng. Hiện tương đau gót chân thường xảy ra nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Sau khi đi lại vận động một lúc thì cảm giác này sẽ giảm dần.
Như vậy, đó là những biểu hiện đau gót chân dễ nhận thấy nhất. Nếu có những dấu hiệu trên bạn nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân gây đau và điều trị kịp thời.
Xem ngay: Viêm khớp cổ chân là gì và cách điều trị để ngăn ngừa biến chứng
2. Đau gót chân là bệnh gì?
Rất có thể đau gót chân là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý về xương khớp. Vậy đau gót chân là bệnh gì ? Ban đầu, đó có thể là cảnh báo về bệnh viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan bàn chân, suy tĩnh mạch chi dưới,…
Tuy nhiên, bệnh lý phổ biến nhất thường gặp, gây ra hiện tượng đau gót chân là viêm cân gan bàn chân. Bản chất của bệnh là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc bị chấn thương.
Đối tượng dễ mắc bệnh này chủ yếu là nữ, bị thừa cân hoặc thường phải đi bộ nhiều, hay đứng nhiều trên bề mặt cứng. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này nếu đi bộ tập thể dục, chạy thể dục quá nhiều mà không đi giày đúng cách.
Ngoài ra, đối với những người cò phần gan bàn chân phẳng, đây là dị tật bẩm sinh bàn chân bẹt, hay người có vòm bàn chân cao cũng dễ bị bệnh viêm cân gan bàn chân.
Khi phần cân gan bàn chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót. Để lâu sẽ hình thành gai xương gót.
Nếu không điều trị viêm cân gan bàn chân kịp thời, nó có thể trở thành bệnh mãn tính, khiến người bệnh khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, thậm chí là không thực hiện được. Ngoài ra, nó còn là tiền đề để phát sinh ra nhiều bệnh lý về bàn chân, đầu gối, hông,…
3. Nguyên nhân đau gót chân
Đau gót chân được chia thành hai nhóm chính: đau vùng dưới gót và đau phía sau gót chân, sự phân loại này tùy thuộc vào vị trí đau gót chân. Hiện tượng đau gót chân gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân gì thì nó cũng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hằng ngày.
Do đó, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân đau gót chân xuất phát từ đâu để có hướng điều trị kịp thời, tránh những phiền toái do bệnh gây ra.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau gót chân là:
- Viêm nơi bám gân gót chân: Lúc này người bệnh sẽ bị đau và sưng ở vùng phía sau gót chân, đây là nơi bám gân gót vào xương gót.
- Viêm cân gan bàn chân: Nguyên nhân chính, thường gặp.
- Gai gót chân: Đây là bệnh do tình trạng viêm cân gan bàn chân để lâu, trở thành mãn tính, từ đó sinh ra các gai xương gót.
4. Các phương pháp chữa đau gót chân
Đầu tiên, khi phát hiện bị đau gót chân bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi. Khi xuất hiện cơn đau có thể chườm đá trong khoảng 20 phút, chườm 3 đến 4 lần một ngày để giảm dần các triệu chứng đau gót chân.
Tập các bài tập nhẹ nhang như tập kéo dãn gân gót và cân gan bàn chân. Các bài tập này nhằm giảm tình trạng căng vùng cân gan bàn chân cho đến khi tình trạng viêm được đẩy lùi dần.
Không nên mang giày cao gót quá nhiều, tốt nhất nên sử dụng giày dép đế mềm, có miếng độn cao su hoặc sillicone dưới gót chân. Ngoài ra có thể uống thêm thuốc chống viêm không steroid như ibuprofer, naproxen,… uống thuốc sau ăn.
Tuy nhiên các loại thuốc này dễ gây ra tác dụng phụ là viêm loét dạ dày nên người bệnh cần uống kèm thuốc bảo vệ dạ dày. Sử dụng điều trị bằng thuốc Tây y này trong khoảng 2 tuần đến khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, nhưng nếu không thì bạn nên tham khảo một số cách chữa đau gót chân khác.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm khớp cổ chân tận gốc
-
Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt
Cách 1:
Để tăng tác dụng chữa đau gót chân bằng bấm huyệt, người bệnh nên ngâm chân trong nước ấm khoảng 7 -10 phút.
Đầu tiên dùng tay ấn nhẹ vào gót chân để xác định vị trí dau nhất. Sau đó dùng ngón cái day điểm này từ ngoài vào trong, theo chiều kim đồng hồ, day mạnh dần, làm như vậy trong khoảng 5 phút.
Sau đó vẫn dùng ngón cái bấm vào vị trí đau với cường độ vừa phải, làm như vậy trong một phút. Cuối cùng là các định và day vào huyệt dũng tuyền chừng một phút. Huyệt dũng tuyền là điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai và điểm giữa bờ sau gót chân.
Cách 2:
Xác định huyệt túc căn: từ giữa nếp gấp cổ tay đo lên 8cm là huyệt túc căn, đây là huyệt vị chuyên dùng trong chữa đau gót chân do bất kỳ nguyên nhân nào gây nên. Dùng ngón cái day bấm huyệt này khoảng 5 phút.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì chỉ cần duy bám huyệt túc căn từ 1 đến 2 lần là khỏi. Nhưng nếu bệnh đã nặng thì nên đều đặn bấm huyệt túc căn trong 1 – 2 tuần để bệnh thuyên giảm và ổn định.
Cách 3:
Sử dụng một cục đá cuội có phần đầu hơi nhọn, đặt điểm đau của gót chân lên cục đá cuội đó, dùng lực ấn từ nhẹ đến mạnh, mỗi lần làm từ 200 – 300 cái, mỗi ngày làm hai lần.
Ngoài ra, có thể dùng gậy gô tròn thay cho cục đá, dẫm chân lên và lăn qua lăn lại từ trước ra sau và ngược lại.
-
Chữa đau gót chân bằng thuốc Nam
Ngoài việc chữa đau gót chân bằng bấm huyệt, người bệnh có thể áp dụng chữa đau gót chân bằng thuốc Nam, dưới đây là một số bài thuốc đơn giản dễ thực hiện:
Bài thuốc 1:
Dùng rễ cây cà, có thể là cà pháo, cà bát, cà tím đều được, sắc lấy nước đặc. Dùng nước này ngâm chân hằng ngày, mỗi ngày ngâm 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 40 – 60 phút.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị một lượng vừa đủ đậu phụ, cho vào nồi hấp cách thủy thật nóng. Sau đó để số đậu phụ đó vào chậu, đặt hờ bàn chân lên trên để xông hơi, đến khi đậu phụ nguội bớt thì đặt chân lên trên đậu phụ để chườm nóng.
Thực hiện đến khi đậu phụ nguội đi thì lại hấp nóng lại và tiếp tục chườm, lặp đi lặp lại từ 3 đến 5 lần.
Bài thuốc 3:
Loại bỏ hết gai của một đoạn xương rồng gai, dùng dao tách thành hai mảnh. Buổi tổi trước khi đi ngủ, dùng miếng xương rồng này đắp lên chỗ đau gót chân, lấy vải buộc chặt, cố định miếng xương rồng trong vòng 12 giờ trở lên.
Sau đó thay bằng miếng xương rồng khác, đều đặn thực hiện phương pháp này trong vòng 7 ngày.
-
Chữa đau gót chân bằng Đông y
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: băng phiến 1 gram, tế tân 6 gram, thấu cốt thảo 12 gram.
Cách thực hiện: sấy khô ba nguyên liệu trên, tán vụn rồi làm thành tấm lót trong đế giày. Nếu không tìm thấy thấu cốt thảo thì có thể thay thế bằng cây phượng tiên hoa (hoa bóng nước).
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: đương quy 20 gram, xuyên khung 15 gram, nhũ hương 15 gram, một dược 15 gram, chi tử 15 gram.
Cách thực hiện: sấy khô tất cả các nguyên liệu trên rồi tán thành bột mịn. Cũng để làm tấm lót trong giày dép hay đi.
Đọc thật chậm: Bệnh viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không và lời khuyên của bác sĩ
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!