Hiện tượng đau khớp gối ở trẻ em có nguy hiểm không?
Đau khớp gối ở trẻ em cũng là một trong những tình trạng thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh xấp xỉ so với tình trạng đau khớp gối ở người già. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau khớp gối ở trẻ em? Và phụ huynh có thể làm gì để giúp trẻ trải qua tình trạng này cũng như cách phòng tránh bệnh cho trẻ? Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp gỡ rối cho quý độc giả.
1. Tổng quan bệnh đau khớp gối ở trẻ em
Tình trạng đau đầu gối ở trẻ em thường bắt gặp ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi, đây là giai đoạn trẻ đang phát triển và hoàn thiện hệ cơ xương khớp. Nhưng lý do vì sao một bệnh lý xương khớp như thế này lại xuất hiện ở đối tượng khá trẻ, và làm sao để nhận biết được những triệu chứng bệnh?
Tình trạng đau khớp đầu gối ở trẻ em còn có tên là Osgood – Schlatter
-
Đau khớp gối ở trẻ em
Theo TP. TS Lê Thị Minh Hương, trưởng khoa miễn dịch-dị ứng-khớp bệnh viện Nhi TƯ cho biết, chứng đau khớp gối còn có tên gọi khác là bệnh Osgood – Schlatter, hoặc tên tiếng Việt là viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở đầu gối.
Căn bệnh này xuất phát từ sự hình thành sụn tăng trưởng nằm ở vùng lồi của củ xương chày, phần này nằm dưới xương bánh chè, ngay khi trẻ vận động quá mức có thể khiến phần lồi củ này bị phì đại ra quá mức.
Như vậy có thể thấy bệnh đau khớp gối ở trẻ em rất dễ xuất hiện, đặc biệt là trong độ tuổi các em hay chạy nhảy, khám phá mọi thứ xung quanh.
-
Triệu chứng đau khớp gối ở trẻ em
Trẻ sẽ bị đau đớn, nhức mỏi khớp gối, trường hợp nặng thì khớp gối bị sưng viêm
Khi mắc bệnh trẻ sẽ có nhiều dấu hiệu bất thường, một trong số đó có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Còn khi tiến hành thăm khám và chụp X-quang thì có thể thấy rõ hơn những tổn thương bên trong, ví dụ như tổn thương phần gân và xương.
Thông thường những triệu chứng này có thể xảy ra ngay sau khi trẻ bị chấn thương hoặc sau đó vài ngày. Phụ huynh có thể thấy rõ phần đầu gối bị thương của trẻ bị sưng tấy lên.
Cơn đau khớp gối ở trẻ em nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ chấn thương, trẻ có thể bị đau nhẹ nếu gặp tổn thương lần đầu, có trường hợp trẻ bị đau liên tục nếu gặp phải tổn thương nặng và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thời gian kéo dài cơn đau dao động trong khoảng từ vài tuần cho đến vài tháng, có thể kéo dài đến lúc trưởng thành, hoặc có thể cơn đau biến mất nhanh và chỉ xuất hiện trở lại khi trẻ vận động quá sức.
Cơn đau không mang tính đối xứng, có thể đau cả hai bên hoặc cũng có thể chỉ đau một bên đầu gối. Khi trẻ nghỉ ngơi thì cơn đau đầu gối ở trẻ em dịu xuống, nhưng nó lại tái phát khi trẻ leo lên leo xuống cầu thang, chạy nhảy nhiều, chơi thể thao trong thời gian dài,… Lúc này chính bản thân trẻ sẽ cảm nhận được sự co thắt của các cơ trứ đầu đùi.
2. Nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em
Nếu như ở những người cao tuổi bệnh đau khớp gối thường bị gây ra do quá trình lão hóa tự nhiên thì đau đầu gối ở trẻ em lại hình thành từ những nguyên nhân khác:
Chấn thương trong chơi thể thao là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh
-
Chấn thương gây đau khớp gối ở trẻ em
Trẻ em trong độ tuổi đang phát triển, hệ thống xương khớp cũng dần dần hình thành, nhiều xương mới được phát triển ra từ sụn nằm ở đầu xương vì thế nó còn yếu và không chắc khỏe. Ngay khi đầu gối bị tổn thương bởi những chấn thương ngoại cảnh, phần xương mới này sẽ phải chịu lực tác động và bị tổn thương, trật khớp, giãn dây chằng, sưng đau đầu gối,…
-
Hoạt động quá mức gây đau khớp gối ở trẻ em
Trẻ em thường xuyên chạy nhảy, nghịch ngợm và chơi nhiều môn thể thao phải hoạt động nhiều như đá bóng, bóng rổ,… điều này khiến phần đùi của trẻ liên tuc bị co kéo, gây ra áp lực lên phần xương bánh chè. Lâu dần tạo thành tổn thương ở khớp gối và gây ra các cơn đau đớn, nhức mỏi cho trẻ.
-
Trẻ phát triển không đồng đều cũng gây đau khớp gối ở trẻ em
Một thực tế thường xảy ra ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển là phần xương khớp phát triển khá chậm, không nhanh bằng sự phát triển của các cơ bắp. Điều này dẫn đến sự phát triển không đồng đều, mất cân bằng và gây ra đau nhức khớp đầu gối.
-
Trẻ mắc một số bệnh lý khác
Trong trường hợp trẻ em bị mắc một số bệnh lý xương khớp khác như thấp khớp, viêm khấp nhiễm khuẩn, u khớp,… thì có thể có những dấu hiệu điển hình là đau nhức đầu gối. Những cơn đau này thường âm ỉ, dai dẳng và khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý và đưa trẻ đi khám kịp thời.
3. Nên làm gì để hạn chế đau khớp gối ở trẻ em?
Cho trẻ thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Ngay khi trẻ có những dấu hiệu bất thường ở khớp đầu gối, phụ huynh nên cho trẻ đi khám và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số cách sau đây để giảm đau và viêm nhiễm cho trẻ:
- Cho trẻ nghỉ ngơi, tốt nhất là hạn chế các động tác bất lợi cho khớp gối như quỳ gối, chạy nhảy quá mức,…
- Khi bị đau khớp gối ở trẻ em thì nên chườm đá lạnh để giảm đau nhanh chóng.
- Tập cho trẻ các bài tập xung quanh phần đầu gối, điển hình là tập gập duỗi cơ đầu đùi.
- Khi trẻ chơi thể thao thì cần đeo một miếng băng vào đầu gối nhằm bảo vệ đầu gối khỏi những tổn thương.
- Có thể cho trẻ đeo thêm đai bảo vệ gân xương bánh chè. Dụng cụ này có tác dụng giảm sự đè nén và co kéo lên phần gân bám vào xương chày.
Không nên cho trẻ vận động quá mạnh, tránh tổn thương đầu gối
Đối với trường hợp tình trạng đau khớp gối ở trẻ em xảy ra quá nặng, biến chuyển tồi tệ hơn thì phụ huynh nên:
- Khuyên trẻ hoàn toàn nằm nghỉ ngơi, không tiếp tục chạy nhảy, nô đùa quá nghịch ngợm.
- Nghe theo chỉ định bác sĩ khi cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm.
- Trong thời gian đau đầu gối nên cho trẻ sử dụng nạng, thời gian dùng có thể khoảng 3 tháng hoặc cho đến khi khớp đầu gối bớt đau hẳn.
- Nếu không sử dụng nạng thì phụ huynh có thể cho trẻ dùng khung nhựa cố định khớp gối trong vòng 6-8 tuần.
Như vậy, bài viết ngày hôm nay đã cung cấp đến độc giả tất cả những thông tin có liên quan đến tình trạng đau khớp gối ở trẻ em, mong rằng phụ huynh sẽ để tâm hơn và giúp con em mình được phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện.
ĐỌC THẬT CHẬM: Chữa đau khớp gối bằng cà tím vô cùng hiệu quả, bạn đã biết chưa?
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!