Cây dây đau xương chữa đau đầu gối như thế nào?
Cây dây đau xương là một loại cây mọc hoang, tưởng chừng như không có giá trị, nhưng thực chất đây là một loại thảo dược quý có nhiều công dụng điều trị bệnh về xương. Vậy công dụng và cách dùng cây dây đau xương chữa đau đầu gối như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất, mời bạn đọc xem chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem ngay:
>> Bài thuốc chữa đau khớp gối mà người bệnh cần biết
>> Hỗ trợ chữa đau khớp gối bằng thảo dược đơn giản dễ làm
Đau khớp gối là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng, từ người già tới thanh niên, từ người làm công việc văn phòng cho tới công nhân lao động, từ người chăm luyện tập thể thao cho tới người lười vận động. Ai cũng có thể mắc bệnh đau nhức đầu gối. Các nguyên nhân có thể kể tới như: Tuổi già, tổn thương va chạm, bệnh lý…
Dù là nguyên nhân gì thì các cơn đau của chứng bệnh này đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy việc sớm điều trị bệnh là vô cùng quan trọng.
Bệnh cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến của y học thì chữa bệnh bằng bài thuốc dân cũng vẫn được rất nhiều người lựa chọn.
Một trong những bài thuốc dân gian chữa đau khớp gối hiệu quả được nhiều người sử dụng là cây dây đau xương. Bài thuốc này cũng đã được nghiên cứu, lưu truyền từ rất lâu trong y học cổ truyền và mang lại hiệu quả tốt, an toàn, lành tính.
1. Tìm hiểu về cây dây đau xương
Cây dây đau xương là loại cây dây leo, có chiều dài khoảng 7 – 9cm, cây có nhiều lông. Cành cây dài rũ xuống, lá cây hình trái tim, có nhiều lông đặc biệt là mặt dưới của lá. Hoa nở thành chùm ở bên trong kẽ lá.
Hình ảnh cây dây đau xương
Ở Việt Nam, cây dây đau xương phân bố ở khắp nơi, từ vùng núi tới đồng bằng. Người dân thường dùng thân và rễ cây băm nhỏ rồi phơi khô đun nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.
Theo đông y, cây dây đau xương có vị đắng, hơi the, tính hàn, có tác dụng trừ tê thấp, sát trùng, thường dùng để điều trị một số bệnh xương khớp như: Đau đầu gối, đau nhức xương, tê thấp, gân xương co quắp….
Theo y học hiện đại, cây dây đau xương chứa nhiều hàm lượng Ancaloit – Một hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, gây tê hiệu quả.
Cũng chính như tên gọi, cây dây đau xương có tác dụng điều trị các bệnh lý về xương khớp đặc biệt là bệnh đau nhức khớp gối.
2. Cây dây đau xương chữa đau nhức khớp gối như thế nào?
Để đẩy lùi các chứng bệnh đau nhức khớp gối bằng cây dây đau xương, các bạn áp dụng một số bài thuốc sau:
Chữa đau đầu gối do tổn thương hoặc vận động nhiều
Đầu gối là vị trí thường phải hoạt động nhiều do vậy rất dễ dẫn tới các tổn thương. Để đối phó với tình trạng này, người bệnh chỉ cần dùng lá dây đau xương giã nát với một chén rượu hoặc giấm. Sau đó vắt lấy nước cốt uống, còn phần bã thì chưng nóng rồi đắp lên các vùng đầu gối bị tổn thương. Kiên trì áp dụng trong khoảng 7 ngày, các triệu chứng sẽ giảm hẳn.
Giã nát cây dây đau xương đắp lên đầu gối chữa đau khớp gối hiệu quả
Chữa đau đầu gối do thoái hóa, phong thấp
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau đầu gối do bệnh lý, để chữa bệnh này, người bệnh kết hợp cây dây đau xương vơi một số thảo dược khác như: Bưởi bung, cỏ xước, rễ gấc, gối hạc, mỗi thứ khoảng 20 – 30g sắc với 600ml nước uống hàng ngày.
Bên cạnh đó người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng và luyện tập với các bài thể dục phù hợp với sức khỏe để giúp xương dẻo dai hơn, hỗ trợ cùng bài thuốc để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Chữa đau đầu gối do thận hư yếu
Để chữa đau nhức đầu gối nguyên nhân do thận yếu gây ra, các bạn áp dụng bài thuốc sau:
Nguyên liệu:
- Cây dây đau xương (12g)
- Cẩu tích (20g)
- Củ mài (20g)
- Tỳ giải (16)
- Cỏ xước (12g)
- Bổ cốt toái (16g)
- Thỏ ty tử (12g)
Cây dây đau xương kết hợp với một số loại thảo dược sắc nước uống chữa đau đầu gối
Tất cả các nguyên liệu trên mang sắc với 20ml nước uống hàng ngày. Hoặc người bệnh cũng có thể đem những loại thảo dược này ngâm với 1 lít rượu, mỗi ngày uống 1 chén. Kiên trì sử dụng thuốc, các triệu chứng giảm đáng kể.
Bài thuốc chữa đau khớp gối từ cây dây đau xương là phương pháp dân gian được truyền lại qua nhiều đời. Tuy nhiên về hiệu quả của thuốc lại phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Chính vì vậy, tốt hơn hết, bệnh nhân nên sớm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh theo liệu trình chuyên khoa, nhanh chóng đánh đuổi bệnh hiệu quả.
Bạn đừng bỏ qua: Gợi ý đau khớp gối khám ở bệnh viện nào tốt tại Hà Nội
Nguyễn Ngòi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!