Đau khớp vai làm sao hết và những thông tin cần biết
Đau khớp vai làm sao hết? là điều mà hầu hết người bệnh đều nghĩ tới. Bởi đau khớp vai khiến việc sinh hoạt và lao động hằng ngày bị ảnh hưởng không nhỏ. Mà hầu hết mọi người lại không biết nhiều về căn bệnh này cũng như không tìm hiểu từ trước nên túng không biết làm cách nào để giảm đau.
1. Đau khớp vai biểu hiện như thế nào?
Đau khớp vai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khi đó vùng vai của bệnh nhân sẽ bị đau nhức từng cơn, sau đó cơn đau sẽ tăng dần lên nhưng cơn đau phát triển chậm.
– Người bị đau sẽ có cảm giác đau nhói hoặc đau như dao cắt. Các cơn đau sẽ diễn ra liên tục và thường xuyên hơn, sau đó lan ra các vùng khuỷu tay và cẳng tay. Lúc này, nếu bên vai bị đau va chạm hoặc bị kéo giãn đột ngột sẽ gây ra cơn đau dữ dội như bị gãy tay.
– Khả năng vận động của khớp vai bị hạn chế. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi lật tay từ trong ra ngoài hoặc thực hiện các động tác xoay tay.
– Khớp do bị hạn chế vận động nên sẽ bị dính liền giữa màng khớp và mô mềm chung quanh, lực của cơ yếu dần. Các hoạt động hằng ngày như chải đầu, rửa mặt hay mặc áo đều trở nên khó khăn.
– Tệ hơn nữa, có thể gây thoái hóa khớp vai khiến khả năng vận động của khớp khuỷu tay cũng bị ảnh hưởng. Khi co duỗi rất khó, co vào nhưng khó có thể duỗi thẳng ra được. Bởi vậy cần phát hiệu và điều trị bệnh sớm. Bạn có thể đọc thêm bài viết chi tiết về những cách điều trị thoái hóa khớp vai
– Bên vai đau không chịu lạnh được. Bệnh nhân luôn phải mặc áo dài tay để giữ ấm cho bên vai đau. Điểm đè đau lan rộng ra khắp các mô mềm chung quanh khớp vai.
2. Đau khớp vai làm sao hết?
Nếu bệnh nhân bị đau khớp vai ở giai đoạn đầu có thể sử dụng phương pháp day bấm trực tiếp vào những điểm đau. Đặc biệt chú ý tới các nhóm cơ bị co cứng như cơ thang, cơ ức, cơ đòn và cơ chũm.
– Để khắc phục cơn đau vai, mọi người cần có chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương như canxin, vitamin D từ những thực phẩm tự nhiên như hải sản, rau, củ, quả,…
– Không vận động quá sức và cẩn thận khi dùng sức ở vai. Khi ngủ không nằm một bên quá lâu, tránh đè lên vai. Tư thế ngủ phải hợp lý không chỉ giúp tránh đau khớp vai mà còn tránh các bệnh về khớp khác.
Mọi người nên sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý để giảm đau
– Với những trường hợp khớp vai bị hạn chế vận động, người đau cần tập vận động khớp vai từ từ sau đó có thể tăng dần lên tùy thuộc vào sức chịu đựng của khớp vai. Chú ý không nên cố vận động quá sức, khi tập vận động có thể có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.
Cách thực hiện: bác sĩ chuyên môn sẽ dùng hai tay, một tay giữ vai, tay còn lại cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2 – 3 lần. đây là động tác chuẩn bị vận động và kiểm tra độ hoạt động của vai đến đâu. Tiếp theo co giãn cánh tay ra ngang rồi lần lượt đưa lên cao và ra trước ngực, vòng tay xuống dưới 3 – 4 lần.
– Trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp vai, cách điều trị tốt nhất là dùng thuốc tăng tuần hoàn ngoại biên và kết hợp tập vật lí trị liệu hoặc châm cứu. Học cách vận động vai đúng và hạn chế vận động mạnh. Những trường hợp viêm khớp vai khó xác định được phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Để hồi phục hoàn toàn, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp chữa trị khác nhau châm cứu, tập vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, các phương pháp dùng sóng hồng ngoại,…
Một vài động tác sau đây có thể giúp giảm cơn đau của bạn:
Vận động hợp lý để giảm đau khớp vai
– Động tác 1: tư thế cúi khom người về phía trước, lưng tạo với nửa thân một góc 90 độ. Hai bàn tay nắm lại, từ từ nâng dần hai tay lên cao sau đó hạ từ từ hai tay xuống. Lặp lại động tác nhiều lần.
– Động tác 2: tư thế như động tác trên, tay không đau bám vào thành ghế. Tay đau quay trái theo chiều kim đồng hồ. Xoay ở góc độ nhỏ trước và dần dần mở góc rộng ra. Lặp lại động tác nhiều lần.
Để đề phòng căn bệnh phát triển nặng hơn, và đau khớp vai làm sao hết bệnh nhân bên đi khám khi xuất hiện các cơn đau bất thường. Điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và công việc hằng ngày của bạn.
Xem chi tiết: Điều trị đau khớp vai bằng các phương pháp hữu hiệu nhất
Thúy Nhi (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!