Đau khớp vai- Triệu chứng, Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Đau khớp vai là hiện tượng mà hầu hết mọi người đều có thể gặp phải, đau có thể xuất hiện trong quá trình vận động, thậm chí đau cả khi nghỉ ngơi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau khớp vai và có cách nào giúp khớp vai nhanh chóng thuyên giảm các cơn đau không?
1. Hiểu đúng về tình trạng đau khớp vai
Trong những bệnh lý về xương khớp nói chung và những hội chứng liên quan đến vùng vai nói riêng không thể không nhắc tới tình trạng đau quanh khớp vai. Nó là hiện tượng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh. Vậy thế nào là hiện tượng đau khớp vai và cách điều trị như thế nào?
Đau khớp vai khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày
Để hiểu rõ về bệnh trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo khớp vai, điều này góp phần hiểu rõ các dấu hiệu đau khớp xương bả vai. Khớp vai là một trong những khớp quan trọng trong cơ thể con người, đây là bộ phận có nhiệm vụ kết nối phần chi trên với phần thân người.
Nhờ vị trí đặc biệt quan trọng này nên khớp vai có tác dụng giúp cho toàn bộ phần chi trên có thể thực hiện được các động tác một cách linh hoạt. Tuy nhiên cũng chính vì sự linh hoạt này mà bộ phận này dễ gặp nhiều vấn đề, điển hình là đau khớp bả vai.
-
Đau khớp vai hiểu theo y học hiện đại
Theo TS. BS Thái Phong, thuật ngữ đau khớp vai ra đời để chỉ rõ những tổn thương ban đầu tại vùng khớp vai như xương, ổ chảo, đầu trên xương cánh tay, một số trường hợp có thể có cơn đau xuất phát từ các bộ phận bên trong như cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh, mạch máu,…
Tình trạng đau mỏi khớp vai này có thể xảy ra sau khi người bệnh lao động nặng, hoạt động thể thao quá sức, hoặc sau khi gặp bất kỳ một chấn thương nào đó, thậm chí chỉ cần một số thay đổi nhỏ trong thời tiết cũng khiến người bệnh bị đau khớp vai.
Đối tượng dễ mắc bệnh là những người nằm trong độ tuổi từ 40 trở lên, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện nhẹ ở một bên, không mang tính chất đối xứng. Càng để lâu tình trạng đau nhức khớp vai càng tăng lên khiến người bệnh mệt mỏi, hạn chế nhiều vận động thông thường.
-
Đau khớp vai hiểu theo y học cổ truyền
Theo quan niệm của Đông y, khi con người bước qua lứa tuổi trung niên thì cơ thể sẽ dần trở nên yếu ớt, sức đề kháng suy giảm nhiều khiến chính khí bị suy yếu, dương khí bị suy giảm , tổn hại can thận, khí huyết khó lưu thông,… từ đó dễ dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp vai.
Vậy cụ thể những sự thay đổi theo chiều hướng xấu này ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người nói chung và bộ phận khớp vai nói riêng.
Khi chính khí bị hư tổn: Vào khoảng độ tuổi từ 50 trở lên các bộ phận trong cơ thể dần suy giảm chức năng, điển hình là tinh khí can thận hư suy, cộng với việc gắng sức làm việc, lao động nặng hoặc cơ thể mắc bệnh lâu ngày mà không chữa trị khiến cho cơ thể bị hư nhược, cân mạch không thông,… Đây chính là nguyên nhân khiến cân mạch co quắp lại và tạo ra các cơn đau khớp vai dai dẳng.
Có thể bạn muốn biết: Nguyên nhân đau khớp vai bạn chớ nên xem thường
Tà khí xâm nhập vào cơ thể: Những người thường xuyên sống trong môi trường ấm thấp, mưa gió quanh năm, độ ẩm không khí cao,… hoặc một số nguyên do khác thì rất dế khiến cơ thể bị ngoại tà xâm nhập vào khiến hàn thấp trì trệ ở phần cân mạch, khí huyết không lưu thông cũng gây co cắp cân mạch, dẫn tới đau nhức khớp bả vai.
2. Triệu chứng bệnh đau khớp vai
Thông thường tình trạng đau khớp vai và cánh tay xảy ra do người bệnh gặp chứng viêm quanh vùng khớp vai. Lúc này các mô mềm trong khớp vai, điển hình là cơ, gân, dây chằng bị tổn thương. Quá trình viêm nhiễm này xảy ra do sự tưới máu ở tại khớp vai bị suy giảm nhiều chứ không phải viêm do nhiễm khuẩn, vi trùng.
Dưới đây là một số những triệu chứng đau khớp xương bả vai thông thường mà người bệnh có thể nhận biết được bằng mắt thường:
Những triệu chứng bệnh sẽ tăng lên theo từng giai đoạn
-
Đau khớp vai
Trong giai đoạn khởi phát người bệnh sẽ có các cơn đau xuất hiện theo từng cơn, ban đầu đau nhẹ, cơn đau không theo quy luật nào cả, và tốc độ phát triển rất chậm.
Càng về sau các cơn đau xuất hiện với tần suất dày lên, mức độ đau tăng dần, không chỉ đau âm ỉ mà đau khớp vai như bị dao cắt, đau nhói lên bất ngờ.
Đặc biệt đau khi người bệnh vận động quá nhiều, lao động quá sức, hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Cơn đau từ khớp bả vai có thể lan lên phần cổ, lan ra sau tay, đặc biệt là hần khuỷu tay.
Khi bất ngờ bị va chạm vào vật khác hoặc đột ngột bị kéo gainx thì các cơn đau sẽ tăng lên dữ dội, người bệnh có cảm giác như bị gãy xương.
-
Đau khớp vai gây hạn chế vận động
Do gặp nhiều cơn đau nên các vận động ở vùng khớp vai dần bị hạn chế. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các động tác thông thường, ví dụ như hành động quay tay, lật tay và với tay lên trên.
Vì gặp nhiều đau đớn khi hoạt động như vậy nên người bệnh rất ngại vận động quá nhiều, lâu ngày sẽ khiến khớp vai bị dính liền giữa phần màng cứng với những mô mềm nằm xung quanh, lực của cơ yếu dần đi trông thấy.
Trường hợp nhẹ thì bệnh nhân phải rất khó khăn mới thực hiện được các động tác đưa tay lên chải đầu, rửa mặt, cài cúc áo,… Còn trường hợp nặng, có nghĩa là ảnh hưởng xuống tận khớp khuỷu tay sẽ khiến người bệnh không thể đưa tay sang bên đối diện, khó có thể co, duỗi khuỷu tay như bình thường.
-
Người bệnh đau khớp vai sẽ sợ bị lạnh
Khi gặp các cơn đau khớp xương bả vai người bệnh rất sợ bị lạnh, đặc biệt là bị lạnh ở bên vai bị dau. Vì thế bệnh nhân luôn giữ ấm, ko dám để hở vùng vai, có thể ngay cả khi trời có nặng.
-
Đè vào vùng vai khiến đau khớp vai
Đây là triệu chứng điển hình của chứng đau khớp bả vai. Khi lấy tay ấn vào điểm đau sẽ khiến người bệnh đau nhức nhối. Một số trường hợp có điểm đè đau khá rộng, ảnh hưởng đến cả những vùng xung quanh như cổ, vai gáy,…
-
Đau khớp vai khiến cơ bắp co rút và teo nhỏ dần
Tình trạng đau diễn ra lâu ngày sẽ khiến phần cơ tam giác ở vai bị co rút lại, nếu không chữa trị kịp thời thì vùng này sẽ bị teo cơ do chây ỳ quá lâu.
Khi bị teo cơ thì mỏm vai của người bệnh sẽ bị nhô cao lên, khi thực hiện động tác đưa tay với lên hoặc co ra phía sau rất khó khăn, không thuận tiện. Ở giai đoạn này triệu chứng đau quanh khớp vai lại thuyên giảm.
-
Triệu chứng đau khớp vai khi chụp Xquang
Khi thực hiện chụp X-quang khớp vai có thể thấy rõ chất xương bị xốp hơn trước, phần dưới mỏm vai xuất hiện hiện tượng hóa vôi nhưng chưa bị phá hủy.
Còn tiến hành một số xét nghiệm khác có liên quan thì đều cho kết quả bình thường.
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp vai
Viêm khớp vai là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau khớp bả vai
Thông thường hiện tượng đau nhức khớp bả vai sẽ xuất hiện do người bệnh gặp một số các chấn thương, có thể chấn thương trong quá trình chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn giao thông. Chính những chấn thương này sẽ gây tác động trực tiếp khiến phần mềm ở khớp vai, xương khớp vai bị tổn thương.
Hay gặp nhất là trường hợp chấn thương gây trật khớp vai, kéo theo phần sụn viền bị ảnh hưởng, không lành lại được như lúc đầu, điều này khiến khớp xương dễ bị trật tiếp những lần sau, đặc biệt là khi người bệnh thực hiện các động tác dang tay, xoay khớp vai,…
Ngoài những tổn thương bên ngoài do chấn thương thì người bệnh sẽ bị đau khớp vai do những tổn thương xuất phát từ bên trong khu vực khớp vai. Điển hình là những tổn thương xuất hiện ở gân, bao gân, phần dây chằng, các dây thần kinh,…
Các tổn thương này có thể là do mắc một số bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp vai, viêm đa khớp dạng thấp, ….
4. Phương pháp điều trị đau khớp vai
Tùy thuộc vào mức độ đau cũng như vị trí đau mà có các phương pháp chữa đau khớp bả vai khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chính thường đưa lại kết quả khá tích cực:
Điều trị bệnh phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau
-
Điều trị đau khớp vai giai đoạn khởi phát
Lúc này các cơn đau chỉ mới xuất hiện nhẹ, theo từng đợt không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, vì vậy cách giảm đau cũng khá đơn giản.
Các bạn chỉ cần áp dụng các động tác xoa bóp, massage, làm ấm vùng đau khớp vai. Nên dùng tay xoa, day trực tiếp vào điểm đau, đặc biệt là những vị trí có nhóm cơ bị cơ cứng như nhóm cơ ức, nhóm cơ đòn, nhóm cơ thang,…
-
Điều trị đau khớp vai giai đoạn sau
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn thứ phát và toàn phát, các cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng hơn vì vậy người bệnh cần điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Việc đầu tiên là sử dụng các biện pháp giảm đau bằng uống thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid, một số người bệnh đau khớp vai sẽ phải tiêm thuốc trực tiếp vào khớp vai để giảm đau nhanh chóng hơn.
Xoa bóp, tập vật lý trị liệu là cách giảm đau khớp vai nhanh và hiệu quả
Ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh còn cần thực hiện các bài tập để giúp khớp vai không bị chây ỳ quá lâu, tránh hiện tượng dính khớp. Quá trình vận động này cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia.
Một số động tác có hiệu quả là: Khi tiến hành tập bác sĩ đứng phía sau vai đau của bệnh nhân, một tay giữa vai người bệnh, một tay cầm lấy cổ tay người bệnh, sau đó tiến hành quay tròn phần tay này trong khoảng 3 lần.
Sau đó tiến hành co giãn cánh tay sang ngang, đưa lên cao, ra trước ngực, vòng xuống dưỡi. Thực hiện từ 3 đến 4 lần, chú ý không nên đưa tay lên quá cao tránh hiện tượng đau khớp vai trong lúc tập luyện.
Cuối cùng bác sĩ dùng tay nắm lấy ngón tay cái của người bệnh, vòng căng tay từ phía dưới lên đến phía trên, vòng một cách từ từ không nên nhanh quá, sau đó tiếp tục vòng tay từ phía sau ra phía trước và kéo tay xuống, hơi ngả về phía sau.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng liên quan dến hiện tượng đau khớp vai. Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh và có được những kiến thức cần thiết bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.
Cần phải đọc: Điều trị đau khớp vai bằng các phương pháp hữu hiệu nhất
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!