Tổng quan bệnh khô khớp gối và cách điều trị

Khô khớp gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp do dịch tiết ra tại đầu gối giảm dần theo thời gian cùng với sự thoái hóa về sụn khớp. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đi lại của người bệnh. Nó khiến người bệnh cảm thấy vô cùng phiền phức và mệt mỏi. Tuy nhiên nhiều người lại không biết các triệu chứng của bệnh khô khớp gối là gì cũng như nguyên nhân do đâu mà họ lại bị khô khớp. Để giải đáp những thắc mắc đó, mọi người hãy theo dõi những thông tin bổ ích trong bài viết sau.

1. Khô khớp gối là gì?

Khô khớp gối là một trong những bệnh phổ biến của bệnh thoái hóa khớp. Khớp gối bị khô, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo trong xương, đầu gối khi di chuyển, vận động nhất là khi bước lên cao hay vận động mạnh. Nó có thể chỉ xuất hiện đặc trưng một mình nó những cũng có thể kèm theo các biểu hiện khác tại khớp gối như sưng tấy đỏ, đau, nhức khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu khi di chuyển. Theo thông tin khoa Xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày có khoảng 100 bệnh nhân đén khám và điều trị các chứng bệnh do khô khớp gối gây ra.

Đối tượng bị khô khớp đầu gối chủ yếu là người cao tuổi, nhất là trong độ tuổi trung niên và trên 60 tuổi; bị thiếu vitamin, canxi và các khoáng chất cần thiết khác; thừa cân béo phì cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này; thường xuyên sử dụng rượu bia và cách chất độc hại khiến lượng dịch tiết ra hạn chế gây khô dịch khớp.

Biểu hiện bệnh khô khớp gối

Khô khớp gối là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

2. Triệu chứng bệnh khô khớp gối

Triệu chứng bệnh khô khớp gối có thể dễ dàng nhận thấy qua  dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Ban đầu, người bệnh sẽ chỉ nghe thấy những tiếng lục cục trong xương khi đang thực hiện vận động nặng hay đang bước cầu thang… Tiếng động chỉ xuất hiện với mức độ mỏng và tiếng kêu không rõ nên nếu vận động ở chỗ đông người có thể không nghe rõ và tưởng mình nghe nhầm. Tuy nhiên nếu để bệnh đến giai đoạn tiếp theo nặng hơn thì tần suất xuất hiện tiếng kêu sẽ dày hơn kèm theo các cơn đau, bị sưng tấy đỏ tại khớp, cứng khớp và khó di chuyển, khi đó dù người bệnh có thực hiện nghỉ ngơi vẫn không cải thiện được các cơn đau này.

3. Tại sao lại bị khô khớp gối?

Khớp gối là khớp vô cùng quan trọng đối với toàn bộ cơ thể con người. Khớp có thể hoạt động được là do hệ thống các bộ phận liên quan khác như là dây chằng, sự tròn láng của đầu khớp cùng với dịch khớp… Cũng theo bác sĩ Nguyễn Đình Phú – tại Khoa xương khớp bệnh viện 115, TP Hồ Chí Minh thì phần khớp gối giáp giữa ba xương đó là đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Khi đó chúng được bao bọc bởi túi hoạt dịch có chức năng là bôi trơn các sụn khớp khi khớp vận động.

Lượng dịch khớp sẽ giảm  khi tuổi càng cao, xương khớp cũng không còn chắc khỏe dần bị thoái hóa. Chính vì vậy, di chuyển nhiều gây ma sát tại khớp đầu gối do không được bôi trơn nên va chạm vào nhau rồi phát ra tiếng kêu.

Lượng dịch khớp gối giảm dẫn đến khô khớp gối

Khô khớp gối do lượng dịch ở khớp giảm theo thời gian

4. Nguyên nhân gây khô khớp gối thường gặp

Khô khớp gối được xác định là do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có 3 nguyên nhân chính gây bệnh khô khớp đó là:

Do tổn thương về sụn khớp

Nguyên nhân đầu tiên được các chuyên gia xương khớp nhận định là chấn thương sụn khớp. Sụn khớp bị sứt mẻ, mài mòn do chấn thương gây ra trong quá trình vận động, sẽ khiến cho phần nhẵn bóng tại sụn trở nên xù xì, vì vậy chỉ cần đi đứng, vận động các khớp sụn đó sẽ phát ra tiếng kêu.

Do thoái hóa khớp xương

Thoái hóa khớp xương được chỉ ra là một trong những nguyên nhân chính gây khô khớp đầu gối. Như đã biết, thoái hóa xương khớp là điều khó thể tránh khỏi khi về già. Lúc này, theo thời gian xương khớp đã bị bào mòn dần, tại các đầu xương, nối các khớp xuất hiện gai xương hay ụ xương khi di chuyển dẫn đến cọ xát các đầu xương với nhau từ đó xuất hiện tiếng kêu tại khớp và kèm theo đau.

Do các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác được chỉ ra là yếu tố tuổi tác, lao động nặng nhọc thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng kém chất lượng.

  • Với tuổi tác, cũng giống như các căn bệnh về xương khớp, khô khớp gối bị chi phối lớn bởi yếu tố tuổi tác, những người cao tuổi có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những người trẻ.
  • Lao động nặng nhọc sẽ gây ảnh hưởng đến khớp gối do phải di chuyển thường xuyên, khớp gối co duỗi liên tục và chịu tác động lớn từ dáng đứng của cơ thể kết hợp với vật nặng dễ dẫn đến những chấn thương và dễ bị khô dịch khớp gối hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng kém chất lượng, đây cũng là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến các chức năng cơ thể hoạt động không hết năng suất, các cơ xương khớp không đủ dinh dưỡng để nuôi các bộ phận này, dần dẫn đến suy yếu và tổn thương nhất là tình trạng loãng xương và bị khô khớp.

>>Video: Bệnh khô khớp – căn bệnh khó lường ở người cao tuổi

Bệnh khô khớp gối tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến các cử động, đi lại hàng ngày chính vì vậy việc điều trị sớm khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên là vô cùng quan trọng.

5. Phương pháp điều trị bệnh khô khớp gối

Không giống như các bệnh thông thường khác, khô khớp gối hay các bệnh về xương khớp để xác định chuẩn xác nguyên nhân cần phải tiến hành khám, chụp X-quang hay MRI đồng thời phải tiến hành các xét nghiệm có liên quan. Bởi triệu chứng của các bệnh về xương khớp có thể giống nhau nên nếu chỉ dựa vào biểu hiện người bệnh có thể nhầm lẫn và không phân biệt được từ đó dẫn đến điều trị sai thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe và tình hình kinh tế.

Chính vì vậy việc đầu tiên cần làm khi muốn điều trị bệnh khô khớp gối đó là đi khám, chụp chiếu và xét nghiệm. Người bệnh nên chọn những địa chỉ y tế uy tín, có tiếng về chuyên khoa xương khớp để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Điều trị bằng y học hiện đại

Với phương pháp này, hầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc phục hồi vùng khớp bị tổn thương. Loại thuốc được sử dụng hiện nay để điều trị khô dịch khớp đó là thuốc chống thoái hóa có chữa các thành phần sụn khớp gồm chondroitin, collagen týp 2, axit hyaluronic. Ngoài ra người bệnh có thể thực hiện liệu pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp vào vùng khớp gối giúp bôi trơn lại các khớp.

Điều trị bằng y học cổ truyền

Trong khi nhiều người chuộng các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh khô khớp gối nhanh thì vẫn có nhiều người kiên trì sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền, tuy phải sử dụng trong thời gian dài mới có tác dụng nhưng hiệu quả mà nó mang lại tốt hơn so với các loại thuốc Tây y đang được áp dụng với người khớp gối bị khô.

Khi sử dụng thuốc Đông y trị bệnh, mọi người có thể yên tâm về thành phần thuốc cũng như tính an toàn không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc Đông y không chỉ giúp điều trị bệnh mà khi sử dụng nó còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và điều trị một số căn bệnh xương khớp có liên quan.

Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu hay áp dụng các bài tập phục hồi chức năng sụn khớp khác.

Thực phẩm tốt cho người bệnh khô khớp gối

Nên ăn gì khi bị khô khớp gối?

Bài tập chữa khô khớp gối tại nhà

Người bị bệnh khô khớp gối cùng với việc điều trị bằng các phương pháp trên có thể thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng khớp dưới đây.

  • Bài tập 1: Thực hiện massage nhẹ nhàng cho vùng khớp gối khoảng 3 lần mỗi ngày và 15 phút mỗi lần.
  • Bài tập 2: Bạn cần ngồi lên ghế, phù hợp với cả dân văn phòng, thực hiện đá chân nhẹ nhàng về phía trước lưu ý cần đưa chân chậm dãi không lên đá quá cao.
  • Bài tập 3: Nằm sấp xuống rồi để 2 gót chân chạm mông giữ trong khoảng 6 giây. Thực hiện 3 lần mỗi ngày trong khoảng 15 phút.
  • Bài tập 4: Có thể đứng thẳng người vào tường để tạo điểm tựa sau đó nhức lên ngồi xuống một cách từ từ để khớp được co giãn đều, giúp khớp linh hoạt hơn.

6. Phòng tránh bệnh khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối là bệnh có thể dễ dàng phòng tránh được nếu người bệnh chăm sóc sức khỏe tốt cũng như có chế độ sinh hoạt, vận động và ăn uống hợp lý.

Về chế độ ăn uống

  • Trong các bữa ăn hàng ngày người bệnh nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng sao cho cân bằng và hợp lý nhất đối với thể trạng từng người. Nên ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, canxi, vitamin, magie, kali, protein, chất xơ… Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích khác bởi có thể ảnh hương đến khả năng thải độc của cơ thể. Nếu các chất độc hại đọng lại sẽ chuyển hóa thành những chất khác có hại bám quanh tại các sụn khớp dễ gây ra các căn bệnh xương khớp và khô khớp gối.

Chế độ sinh hoạt

  • Hạn chế thực hiện các vận động nặng nhất là các vật phải cúi xuống vác khi đứng lên đột ngột và lực lớn sẽ khiến dây chằng và vùng khớp gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra cũng cần hạn chế tư thế ngồi xổm, đi đứng sai tư thế, thường xuyên chạy nhảy, leo cầu thang… Không nên bẻ các khớp ngón tay và ngón chân bởi chúng làm tổn thương mặt khớp.
  • Với những người tập gym nên chọn bài tập phù hợp, dùng tạ với cân nặng hợp lý để tránh chấn thương cho xương khớp trong đó có khớp gối.
  • Nên tập yoga, bơi lội, đi bộ hay tập dưỡng sinh khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để xương khớp được giãn, dẻo dai và linh hoạt hơn phục vụ cho các vận động thường ngày.
  • Với những người làm việc trong văn phòng nên đứng dậy đi lại xung quanh, thực hiện vươn vai, xoa bóp các khớp, bắp để máu được lưu thông tốt hơn tránh tắc nghẽn gây đau nhức khớp gối.

Qua những thông tin tổng quan về bệnh khô khớp gối trên chắc mọi người đã có những hiểu biết cần thiết về bệnh từ đó thay đổi thói quen, lối sống của mình cũng như tự phòng tránh bệnh để không làm ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo