Mổ thoái hóa cột sống: Chi phí, biến chứng và cách chăm sóc sau mổ

Mổ thoái hóa cột sống là phương pháp chữa bệnh dành cho những trường hợp bệnh tình biến chuyển nặng, không còn phù hợp với cách điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên đây lại là phương pháp chứa nhiều rủi ro, gây ra biến chứng sau mổ nếu không được chăm sóc đúng cách.

Nên đọc:

>> Nhận biết các triệu chứng thoái hóa cột sống và biến chứng nguy hiểm của bệnh

>> Giải đáp thắc mắc: Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không và hướng điều trị bệnh là gì?

1. Khi nào phải mổ thoái hóa cột sống?

Mổ hay phẫu thuật là phương pháp chữa trị mà không ai mong muốn thực hiện. Đây chỉ được coi là phương pháp điều trị sau cùng khi mà các cách chữa trị thoái hóa cột sống khác không mang lại kết quả. Mổ thoái hóa cột sống sẽ giúp giảm thiểu cơn đau dai dẳng do bệnh gây ra, giúp người bệnh vận động, sinh hoạt như bình thường, đặc biệt ngăn ngừa biến chứng, nguy cơ tàn phế.

Thời điểm cần mổ thoái hóa cột sống là khi nào?

Mổ thoái hóa cột sống khi nào?

Nên mổ thoái hóa cột sống khi nào? Dưới đây là những trường hợp cần tiến hành phậu thuật điều trị thoái hóa cột sống ngay:

– Thoái hóa cột sống gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Với người bị thoái hóa cột sống lưng bị đau thần kinh tọa, chân yếu, di lại khó khăn; người bị thoái hóa đốt sống cổ đau tê tay, gặp khó khăn khi cần nắm, thường xuyên bị đau đầu, ù tai…

– Người bệnh bị đau nhức tại cột sống kéo dài và không có dấu hiệu dừng lại.

– Bệnh nhân thoái hóa cột sống đã áp dụng các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu… nhưng không mang lại hiệu quả.

– Vùng cột sống có khả năng cao bị biến dạng, viêm cột sống dính khớp, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, trượt ống sống…

….

Những trường hợp trên bắt buộc phải thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm để giúp người bệnh trở lại cuộc sống như bình thường, không phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.

2. Các phương pháp mổ thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay

Ở nước ta hiện nay có áp dụng khá nhiều phương pháp mổ, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm từ truyền thống cho đến hiện đại có thể kể đến như:

  • Phương pháp cố định cột sống

Đây là phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ đĩa đệm bị hỏng, cố định lại cột sống. Thực hiện kỹ thuật mổ này, bác sĩ sẽ hàn nối các đốt sống liền kề sau khi đã lọi bỏ đĩa đệm hư hỏng hoặc thêm xương nhân tạo để cố định lại cột sống giúp người bệnh vận động không bị đau, viêm.

  • Mổ thoái hóa cột sống bằng cách cắt bỏ đĩa đệm

Phẫu thuật bằng cách cắt bỏ đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống giúp cột sống không còn bị đau nhức kéo dài, cử động dễ dàng hơn. Để thực hiện các bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật mổ mở hoặc mổ nội soi.

Thực hiện mổ thoái hóa cột sống

Thực hiện mổ theo chỉ định của bác sĩ đảm bảo tỉ lệ thành công cao 

  • Phương pháp cấy miếng đệm

Phẫu thuật thoái hóa cột cột sống bằng phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống gây hẹp ống sống. Khi đó các bác sĩ sẽ thực hiện cấy miếng đệm vào giữa mỏm gai để giảm sự cọ sát, giảm đau và giảm chèn ép.

Ngoài ra mổ thoái hóa cột sống còn có các phương pháp như tạo hình đốt sống qua da, vi phẫu, giảm áp đĩa đệm…

Để thực hiện mổ bằng kỹ thuật nào còn tùy vào tình trạng tổn thương, chèn ép của cột sống thoái hóa cũng như các vấn đề khác như chi phí, khả năng chăm sóc, phục hồi sau phẫu thuật…

3. Chi phí mổ thoái hóa cột sống

Vấn đề mà người bệnh cần phải quan tâm trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị. Bởi phẫu thuật thường tốn một khoản chi phí lớn không chỉ trong quá trình phẫu thuật mà cả các chi phí phát sinh sau đó.

Các bác sĩ cho biết chi phí của một ca mổ thoái hóa cột sống thường gồm có: chi phí thực hiện ca mổ, chi phí bồi dưỡng bác sĩ, y tá trong kip mổ và chi phí nằm viện, thuốc thang phục hồi sau mổ. Dù thực hiện mổ truyền thống hay hiện đại thì người bệnh cũng phải đủ kinh tế để chi trả những chi phí trên.

Cụ thể chi phí người bệnh cần phải bỏ ra dao động trong khoảng 15 – 20 triệu với ca mổ truyền thống; từ 20 – 40 triệu cho ca mổ nội soi; trường hợp thực hiện các ca mổ thoái hóa cột sống phức tạp phải dùng nhiều kỹ thuật thì chi phí có thể lên đến 50 triệu.

4. Những biến chứng sau mổ thoái hóa cột sống

Dù tỉ lệ thành công của các ca phẫu thuật tại bệnh viện lớn ở nước ta đảm bảo từ 90 – 95% nhưng vẫn còn 5 – 10% người bệnh sẽ có khả năng gặp phải một số biến chứng trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy hãy xem xét kỹ các biến chứng để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất về phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cho tình trạng của bản thân.

Biến chứng sau mổ thoái hóa cột sống rất nguy hiểm cần quan sát kỹ

Rủi ro sau khi mổ có thể xảy ra nếu người bệnh không chăm sóc vết mổ đúng cách

  • Viêm, nhiễm trùng sau phẫu thuật

Trường hợp mổ hở người bệnh thường có nguy cơ bị nhiễm trùng tại vùng da, vết mổ nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Ngay tại miệng vết mổ sẽ bị đỏ tấy viêm thậm chí loét hoại tử…

  • Bị tổn thương dây thần kinh, mạch máu

Trong quá trình mổ thoái hóa cột sống bác sĩ chỉ thực hiện loại bỏ tổn tương tại cột sống chứ không hỗ trợ các dây thần kinh, mạch máu bị tổn thương trước đó. Thậm chí khi phẫu thuật còn khiến dây thần kinh này bị tổn thương nhiều hơn.

  • Đau dai dẳng sau mổ

Do cột sống, đĩa đệm được thay thế không thể thục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật nên có thể gây ra cơn đau kéo dài sau đó.

  • Bệnh thoái hóa cột sống thoái hóa trở lại

Nếu người bệnh không chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật, thực hiện các vận động mạnh có thể tái phát lại bệnh thoái hóa cột sống khiến việc điều trị sau đó khó khăn vô cùng.

Ngoài ra, những biến chứng sau khi mổ còn làm người bệnh chịu tổn thương nặng hơn có thể làm người bệnh mất khả năng vận động. Vì vậy bạn không nên phụ thuộc vào phương pháp mổ thoái hóa cột sống mà phải tự chăm lo sức khỏe ngay từ bây giờ để bệnh không thể tìm đến cơ thể của bạn.

5. Lời khuyên về cách chăm sóc cho người bệnh sau mổ thoái hóa cột sống

Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia cho người bệnh và người nhà bệnh nhân sau khi mổ cột sống thoái hóa.

– Trong thời gian người bệnh nằm viện sau phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống, người thân cần chăm sóc cẩn thận, cần quan sát vết mổ trong 48 tiếng sau mổ để thông báo kịp thời với bác sĩ tránh viêm nhiễm.

– Người nhà nên trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch chăm sóc tốt nhất, tránh biến chứng sau mổ.

– Sau thời gian ra viện người bệnh tránh các vận động nặng, cúi, ưỡng lưng trong 2 – 3 tháng đầu sau mổ thoái hóa cột sống.

Sau mổ thoái hóa cột sống cần làm gì?

Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn để sớm phục hồi vết mổ và cột sống

– Thực hiện tập vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ để chóng phục hồi cột sống.

– Người bệnh sau mổ cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để sụn khớp được phục hồi và tái tạo. Những chất vô cùng cần thiết gồm collagen, glucosamine, Acid hyaluronic, vitamin, Proteoglycan…

Qua những thông tin trên chắc hẳn mọi người đã nắm được kiến thức cần thiết về mổ thoái hóa cột sống. Do mổ có thể để lại biến chứng do đó hãy chăm sóc, phòng ngừa đúng cách để ca mổ thành công và không bị tái phát bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa cột sống tại nhà

Bệnh viện điều trị thoái hóa cột sống tốt nhất tại các thành phố lớn

T.H (Tổng hợp).

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo