Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đau khớp vai ở bà bầu?
Hiện tượng đau khớp vai ở bà bầu là một trong những tình trạng mà hầu hết các chị em nào cũng gặp phải trong thời kỳ mang thai. Vậy đâu là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khó chịu này? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và nắm rõ một số lưu ý trong quá trình mang thai để mang lại sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp vai ở bà bầu
Ngay từ giai đoạn mang thai, đặc biệt là những tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ các mẹ bầu thường bị đau nhức khớp vai. Vậy đâu là lý do khiến bà bầu bị đau nhức xương khớp thường xuyên như vậy?
-
Do dây chằng bị giãn ra
Khi người phụ nữ mang thai, cơ thể họ sẽ tiết ra một chất hóa học có tác dụng làm giãn dây chằng, đây là bước chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Tuy nhiên, do việc giãn nở các dây chằng ở phần đâu gối, cổ, vai,… đã khiến nguy cơ tổn thương cho phần dây chằng này tăng cao.
Thay đổi tư thế ngủ để hạn chế tình trạng đau khớp vai
-
Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến vai
Trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là vào khoảng từ tháng thứ 2, thứ 3 trở đi các bác sỹ thường khuyên bà bầu nên nằm nghiêng bên phải khi ngủ. Điều này có tác dụng giúp máu lưu thông tốt tới nhau thai.
Tuy nhiên giữ nguyên tư thế quá lâu lại khiến trọng lượng cơ thể chèn ép lên một bên cơ vai khiến vai bị đau nhức. Vì thế, để không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân đau khớp vai phải này thỉnh thoảng bà bầu nên thay đổi tư thế khi ngủ, có thể nghiêng sang bên trái và kê thêm một chiếc gối dưới bụng.
-
Bà bầu gặp các vấn đề về sỏi mật, tiêu hóa
Tiêu hóa trong quá trình mang thai diễn ra chậm hơn bình thường nên gây nhiều ảnh hưởng tới túi mật, điều này có thể hình thành nên các viên sỏi mật, từ đó dẫn tới các cơn đau bụng và đau bả vai.
Ngoài ra, một số vấn đề khác như đầy hơi, táo bón, viêm loét dạ dày cũng gây ra những hiện tượng tượng tự.
-
Bà bầu bị tiền sản giật
Đây có thể xem là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra hiện tượng đau khớp vai ở bà bầu. Cụ thể, tiền sản giật là rối loạn có mặt ở khoảng 8% thai phụ, chúng khiến cho huyết áp bà bầu bị tăng cao, đau nhức khớp bả vai.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như phù nề tay, chân, mặt, cân nặng tăng nhanh, cảm giác nôn ọe, lưng dưới đau nhức dữ dội, mạch đập nhanh, hay lo lắng,…
Ngay khi gặp các vấn đề này, bà bầu nên nhanh chóng thăm khám, hoặc ghi nhớ lịch khám định kỳ để được bác sỹ chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra những cách chữa đau khớp bả vai hợp lý nhất.
2. Một số lưu ý quan trọng phòng chống đau khớp vai ở ở bầu
– Hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng quá mức. Để làm được điều này thì bà bầu không nên quá tham công tiếc việc, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
– Khi nằm không nên sử dụng gối quá cao để tránh gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh cột sống cổ. Độ cao gối phù hợp là khoảng 8-10cm.
– Sử dụng thêm một số gối nhỏ, mềm kê ở tay, chân, dưới bụng. Kẹp thêm một chiếc gối vào giữa hai đầu gối trong khi nằm ở tư thế nghiêng để khiến bà bầu thoải mái nhất.
– Tuyệt đối không được bê vác vật nặng, giữ cơ thể ở tư thế cân bằng, hạn chế tư thế cúi xuống.
>> Click xem ngay: Hướng dẫn bài tập chữa đau khớp vai hữu hiệu cho mọi lứa tuổi
Bà bầu nên tập luyện những bài tập phù hợp để hạn chế tình trạng đau nhức
– Tắm nước ấm, kết hợp xoa bóp, massage để cơ thể được thư giãn, gân cốt được thả lỏng, giảm nhanh các cơn đau nhức nhối.
– Tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu như đi bộ, đi bộ chậm, bơi lội,…
– Xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, canxi,…
– Không được lạm dụng các loại thuốc Tây y như thuốc chữa cảm cúm, thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài da,…
Với những thông tin về hiện tượng đau khớp vai ở bà bầu hy vọng các bạn và đặc biệt là những người sắp làm mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn luôn vui khỏe!
>> Không thể bỏ qua: Đi tìm cách chữa đau khớp vai tốt nhất hiện nay
Hoàng Nguyên
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!