Nguyên nhân phồng đĩa đệm là gì và cách phòng tránh như thế nào?

Phồng đĩa đệm là loại bệnh rất nhiều người gặp phải hiện nay tuy nhiên những nguyên nhân phồng đĩa đệm không phải ai cũng biết. Tham khảo bài viết dưới đây để có thể phòng tránh được những yếu tố gây bệnh, giúp mọi người không phải gặp những triệu chứng do bệnh gây ra.

Xem ngay:

>> Bị phồng đĩa đệm nên làm gì để không chuyển thành thoát vị đĩa đệm

>> Bệnh phình đĩa đệm có chữa được không – Thắc mắc của người bệnh

Bệnh phồng đĩa đệm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, khả năng vận động của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, đi khám và điều trị là điều mà bất cứ ai cũng nên nhận thức từ sớm chứ không chỉ riêng người bệnh phồng đĩa đệm.

Hiểu được nguyên nhân phồng đĩa đệm là gì – một trong những yếu tố quan trọng để giúp các bạn phòng bệnh hiệu quả.

1. Nguyên nhân phồng đĩa đệm là gì?

Dưới đây là những nguyên nhân gây phồng đĩa đệm mọi người cần biết để điều trị và phòng tránh

  • Tuổi tác là nguyên nhân phồng đĩa đệm

Yếu tố đầu tiên là nguyên nhân phình đĩa đệm chính là do yếu tố tuổi tác. Ở độ tuổi đã cao cột sống và đĩa đệm sẽ dần bị thoái hóa, đồng thời các đĩa đệm cũng vì thế mà trở nên suy yếu đồng thời dễ bị phồng lên. Dây chằng bao quanh thì giãn, mất đi tính đàn hồi, yếu dần và dễ bị rách, đứt.

Nguyên nhân phồng đĩa đệm là gì

Tuổi càng cao hệ xương khớp bị thoái hóa là nguyên nhân phồng đĩa đệm ở nhiều người

  • Yêu cầu công việc gây phồng đĩa đệm

– Đối với những người có yêu cầu công việc hay thường xuyên phải mang vác các vật nặng quá sức có thể dễ khiến cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực. Quá trình này diễn ra lâu ngày, qua các năm sẽ khiến đĩa đệm bị phồng.

  • Nguyên nhân phình đĩa đệm do chấn thương

Những người bị chấn thương cột sống cũng có nguy cơ cao bị phòng lồi đĩa đệm nếu không chữa kịp thời sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm và khó chữa hơn.

 nguyên nhân phồng đĩa đệm do bê vác nặng

Bê vác nặng quá sức có thể là nguyên nhân phồng đĩa đệm

  • Mắc bệnh béo phì, cân nặng dẫn tới phình đĩa đệm

Bởi cân nặng sẽ khiến vùng cột sống đặc biệt là cột sống thắt lưng chịu một lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Bất cứ cử động nào nhất là cúi người xuống dễ gây tổn thương, chấn thương từ đó gây ra phồng đĩa đệm.

  • Thói quen vận động

Ngoài ra, bệnh phồng đĩa đệm còn xảy ra ở một số người lười vận động thường xuyên hay có những thói quen sống không khoa học gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Ngoài ra, tỷ lệ người hút thuốc lá thương xuyên bị mắc bệnh này cũng là điều mà những người hiện đang hút thuốc lá thường xuyên đáng phải lưu tâm.

Phình đĩa đệm nếu để lâu và không có chế độ điều chỉnh lại những thói quen sinh hoạt hay công việc cho phù hợp có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, nặng hơn có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Chính vì thế, ngay khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh chúng ta cần đến ngay các cơ sở để có thể được khám và chuẩn đoán tình trạng của bệnh đồng thời các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị bệnh tốt nhất.

2. Phòng bệnh phồng đĩa đệm như thế nào?

Với những nguyên nhân phồng đĩa đệm kể trên các bạn hoàn toàn có thể tự mình phòng bệnh ngay từ bây giờ với một số gợi ý dưới đây.

– Trước hết, cần duy trì một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thật khoa học và phù hợp với bản thân: thường xuyên tập thể dục để có thể rèn luyện cho một cơ thể khỏe mạnh và đồng thời cũng sẽ giúp cho cột sống vững chắc hơn.

– Trong quá trình làm việc hay cả những sinh hoạt hàng ngày như học, ngồi làm việc, nhất là khi mang vác vật nặng người bệnh cần phải chú ý tư thế của mình tránh tình trạng khom lưng và cúi xuống quá nhiều.

Nguyên nhân phồng đĩa đệm là gì

Thay đổi tư thế làm việc đúng là các phòng ngừa nguyên nhân phồng đĩa đệm tốt nhất

– Việc ngồi lâu trong một thời gian dài ở tư thế gò bó cũng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến phần cột sống thắt lưng của bạn. Hãy chú ý và cẩn trọng hơn trong việc tham gia các hoạt động thể thao, quá trình tham gia giao thông để có thể hạn chế được những ảnh hưởng đến cột sống.

– Thăm khám định kỳ kể cả khi cơ thể bình thường để sớm phát hiện ra mầm mống bệnh từ giai đoạn ủ bệnh tránh đến khi bệnh phát ra và chuyển biến nặng mới đi khám và tiến hành điều trị.

Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân phồng đĩa đệm và những gợi ý để các bạn có thể phòng tránh và điều trị lồi đĩa đệm. Loại bệnh này tuy không gây nguy hiểm được đến tính mạng tuy nhiên nó lại là “rào cản” gây cản trở đến mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh bởi những cơn đau phần đĩa đệm.

Đừng bỏ lỡ: 

Bệnh phình đĩa đệm có chữa được không – Thắc mắc của người bệnh

Top 4 bài tập chữa phồng đĩa đệm từ chuyên gia nên áp dụng ngay 

Nguyễn Thảo (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo