7 nguyên nhân thấp khớp và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
Nguyên nhân thấp khớp được xác định sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giúp phòng ngừa bệnh xuất hiện và tái phát do đó, khi thấy các các chứng bệnh thì mọi người nên tìm hiểu các nguyên nhân gây thấp khớp. Bởi hiện nay, bệnh đã trở thành căn bệnh vô cùng phổ biến và đáng báo động với tất cả mọi người, mọi đối tượng, lĩnh vực nghề nghiệp chứ không riêng một ai cả.
Nên đọc:
>> Nhận biết các triệu chứng bệnh thấp khớp cấp và mãn tính để tránh biến chứng nguy hiểm
>> Thấp khớp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
7 nguyên nhân thấp khớp chính ai cũng phải biết
Chưa có xác định chính xác về nguyên nhân thấp khớp gây ra tuy nhiên các bác sĩ cũng chỉ ra rằng một số yếu tố nguyên nhân như tuổi tác, viêm nhiễm, di truyền, đặc tính nghề nghiệp hay chế độ dinh dưỡng… có thể dẫn đến bệnh.
1/ Về độ tuổi
Độ tuổi dường như trở thành thước đo cho các bệnh lý về xương khớp bởi ở từng độ tuổi khác nhau như trẻ em, người trưởng thành, trung niên, người già lại có tỉ lệ mắc bệnh khác nhau. Và hầu hết các bệnh thì người già luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê thì ½ số bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp có độ tuổi > 65, và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng. Nguyên nhân thấp khớp gây ra ở người già là do quá trình lão hóa của cơ thể, các sụn khớp, cơ xương yếu dần dễ dẫn đến viêm đau xương khớp.
Ngoài ra trẻ em từ 5 – 15 tuổi cũng được xác định có nguy cơ bị thấp khớp cấp cao. Do trong độ tuổi này sức đề kháng của cơ thể trẻ kém, vi khuẩn dễ phát sinh và gây thấp khớp ở trẻ em.
Không chỉ người cao tuổi trẻ em cũng là đối tượng dễ bị thấp khớp
2/ Nguyên nhân thấp khớp do viêm nhiễm
Thường là do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra, vi khuẩn được xác định gây ra căn bệnh này là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, vi khuẩn này thường cư trú tại hầu họng, tai, mũi, răng khi có điều kiện chúng sẽ phát tán lan sang khớp gây ra tình trạng viêm đau thấp khớp cho người bệnh. Do đây là bệnh nội khoa nên có thể khiến các tổn thương gây ra cho toàn bô cơ thể ở vùng da, dây thần kinh, khớp…
3/ Tính chất công việc
Các công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại được chỉ ra là nguyên nhân thấp khớp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người làm việc hay thường xuyên tiếp xúc, hít các loại xang dầu thì nguy cơ mắc bệnh thấp khớp tăng khoảng 30% so với những người khác. Ngoài ra, những người làm móng, sơn sửa móng tay, thợ tạo kiểu, làm tóc, gội đầu và thợ sơn, thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, acetone cũng rất dễ mắc bệnh.
4/ Gen di truyền
Các chuyên gia xương khớp cũng chỉ ra rằng gen di truyền có thể là một yếu tố nguy cơ gây bệnh thấp khớp. Thường bệnh sẽ được di truyền từ chính bố mẹ, ông bà hay những người có quan hệ huyết thống cận thì nguy cơ cao mắc bệnh thấp khớp hơn so với bình thường.
Gen di truyền cũng được xác định là một trong những nguyên nhân gây thấp khớp
5/ Giới tính
Một nguyên nhân thấp khớp nữa được nêu ra đó chính là giới tính. Trong khi các bệnh xương khớp khác, hầu hết nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ, trong khi đó bệnh thấp khớp thì nữ giới lại chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
6/ Hút thuốc lá
Hầu hết mọi người đã biết tác hại của thuốc lá với sức khỏe không chỉ gây ra bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng mà rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng khác. Hút thuốc lá cũng được chỉ ra nguyên nhân gây các bệnh lý về viêm xương khớp. Số liệu ước tính trong các nghiên cứu thì những người hút thuốc lá sẽ tăng 21% nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp và thấp khớp so với những người không hút thuốc lá.
7/ Nguyên nhân thấp khớp do chế độ dinh dưỡng
Các thực phẩm, đồ uống mà mọi người sử dụng hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Đặc biệt hiện nay đồ ăn nhanh, đồ khô, đồ đóng hộp ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình, nhiều chất béo bão hòa trong khi ít chất oxy hóa, vitamin và dưỡng chất dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến người bệnh dễ bị bệnh thấp khớp hơn.
>> Video: Nguyên nhân thấp khớp và cách điều trị hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa bệnh thấp khớp hiệu quả nhất
Các nguyên nhân thấp khớp có thể phòng tránh được bao gồm các bệnh viêm nhiễm, công việc, chế độ dinh dưỡng, thuốc lá… Việc phòng ngừa không chỉ dành cho người chưa bị thấp khớp mà ngay cả người đang bị bệnh và tiến hành điều trị cũng được khuyên nên tiến hành phòng ngừa để mang lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình chữa bệnh và tránh tái phát.
-
Với những người mắc bệnh thấp khớp
Điều đầu tiên để hạn chế và phòng tránh các nguyên nhân thấp khớp quay trở lại khiến bệnh tái phát đó chính là:
# Môi trường sống lành mạnh
Đây được xem là điều đầu tiên mà người bệnh cần thay đổi vì, qua môi trường sống, người bệnh sẽ xác định lại cho mình xem cái gì tốt cái gì không để tiếp thu và loại bỏ.
Môi trường sống lành mạnh cũng khiến tinh thần người bệnh trở nên thoải mái hơn, tránh căng thẳng, loại bỏ các điều kiện, mầm mống bệnh và vi khuẩn, virus tránh nguyên nhân thấp khớp.
# Tính chất công việc
Như đã kể trên thì môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại gây ra bệnh. Do đó người bệnh nên thay đổi công việc khác lành mạnh hơn để tránh bệnh tái phát. Có cách bảo vệ để hạn chế tối đa việc hít phải và tiếp xúc trực tiếp với hóa chất đó.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với công việc chứa nhiều khí độc hại
Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý; không quá sức, cố gắng thực hiện bất cứ công việc gì có thể gây ra những tác động cho vùng xương khớp bị tổn thương, bị bệnh tránh bệnh chuyển nặng.
# Không hút thuốc lá
Để phòng tránh nguyên nhân thấp khớp này, tưởng dễ nhưng lại khá khó, phu thuộc chủ yếu vào thái độ, ý chí người bệnh bởi nhiều người chỉ bỏ được vài ngày sau đó hút trở lại hay thậm chí làm mọi cách những không bỏ được. Chính vì thế, nếu muốn phòng tránh nguyên nhân gây bệnh thấp khớp này thì người bệnh phải tìm mọi cách để có thể bỏ thuốc.
# Chế độ ăn uống
Người bệnh nên hạn chế tiếp thu các chất kể trong nguyên nhân thấp khớp trên để phòng tránh, bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của mình nhất là thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin C để tăng cường sức đề kháng, chống viêm, canxi giúp hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn.
# Chăm chỉ tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe của bản thân nhất là các khớp xương luôn dẻo, linh hoạt, chắc khỏe. Nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của mỗi người như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga, erobic… không nên tập các môn đòi hỏi quá sức chịu đựng của cơ thể, vừa khiến tinh thần mệt mỏi lại dễ gây ra các bệnh lý về xương khớp, gây ra nguyên nhân thấp khớp.
Người bệnh cần phải vô cùng lưu ý với nguyên nhân thấp khớp bởi đó đều là những thói quen trong sinh hoạt vận động hàng ngày. Nếu không tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh từ trước thì rất dễ mắc bệnh và
3 cách chữa bệnh thấp khớp đang được nhiều người bệnh áp dụng nhất hiện nay
Bệnh thấp khớp nên ăn gì? Danh sách thực phẩm cần bổ sung hàng ngày cho người bệnh
T.H (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!