Thấp khớp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thấp khớp ở trẻ em, căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu bệnh diễn biến xấu. Nhưng phụ huynh chúng ta thường chủ quan với những triệu chứng của bệnh như lời than phiền đau nhức, lời than phiền mỏi xương, … của trẻ nhỏ sau những giờ chạy nhảy ở trường lớp. Do đó, khi thấy trẻ nhỏ có những biểu hiện lạ của xương khớp hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để có những chỉ dẫn kịp thời và phù hợp.
Nên đọc:
>> 7 nguyên nhân thấp khớp và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
>> Nhận biết các triệu chứng bệnh thấp khớp cấp và mãn tính để tránh biến chứng nguy hiểm
1. Thấp khớp ở trẻ em là bệnh gì?
Thấp khớp ở trẻ em hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: thấp khớp cấp ở trẻ em, viêm khớp cấp do thấp, thấp tim, sốt thấp. Đây là căn bệnh miễn dịch gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Theo nghiên cứu, những trẻ trong độ tuổi từ từ 5 – 15 tuổi là đối tượng để bệnh tấn công và phát triển. Cả bé trai, bé gai đều có khả năng mắc bệnh với tỉ lệ tương đương nhau.
Hiện tượng thấp khớp ở trẻ nhỏ
Thấp khớp ở trẻ em gây đau, sưng và cứng khớp. Đặc biệt không chỉ đau một khớp, trẻ bị đau nhiều khớp cùng lúc và mang tính đối xứng nhau. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh thấp khớp ở trẻ em để phát hiện và chữa trị kịp thời.
2. Triệu chứng thấp khớp ở trẻ em
Do sức đề kháng của trẻ kém nên khi bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em xảy ra rất nhiều triệu chứng sẽ ghé thăm cụ thể là:
-
Biểu hiện tại khớp
– Triệu chứng thấp khớp ở trẻ em bắt đầu với những cơn đau tại khớp lớn như khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay sau đó mới đến các khớp nhỏ.
– Vị trí khớp bị đau kèm theo biểu hiện sưng viêm, nóng đỏ lên.
– Thấp khớp ở trẻ em các triệu chứng bệnh mang tính di động khi khớp cũ hết đau thì sẽ đau khớp mới.
– Trẻ gặp khó khăn khi cử động khớp.
-
Biểu hiệu thấp khớp ở trẻ em
Do triệu chứng bệnh cấp tính nên trẻ có thể gặp các biểu hiện toàn thân như sốt cao, đau rát học, ho khan, ho có đờm, người mệt mỏi, lười ăn, lười vận động…
3. Nguyên nhân bệnh thấp khớp ở trẻ em
Các chuyên gia xác định nguyên nhân dẫn đến thấp khớp cấp ở trẻ em là do trẻ thường xuyên bị viêm họng khi đó vi khuẩn liên cầu A trỗi dậy và tấn công từ đó dẫn đến thấp khớp ở trẻ em.
Dù phần lớn bác sĩ, chuyên gia cho rằng thấp khớp ở trẻ em gây ra bởi nguyên nhân này thì khảo sát thực tế lại cho thấy chỉ có 0.3% trẻ bị viêm họng gây ra bởi liên cầu khuẩn nhóm A và phát triển thành thấp khớp cấp. Hệ miễn dịch yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành và phát triển bệnh thấp khớp.
Nguyên nhân thấp khớp ở trẻ do nhiễm khuẩn
Chính vì thế, khi thấy các biểu hiện thấp khớp ở trẻ em mình cha mẹ hãy đưa con tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhên gây bệnh. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để sớm phát hiện cũng như chữa trị bệnh thấp khớp cấp ở trẻ kịp thời.
4. Điều trị bệnh thấp khớp ở trẻ em
Nếu không muốn biến chứng đến tim và sự phát triển xương khớp, hệ miễn dịch của trẻ thì cha mẹ nên tìm hiểu các phương pháp chữa trị cho trẻ.
Đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, chữa trị là cách tốt nhất mà cha mẹ nên làm. Bởi khi đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị an toàn nhất giúp trị thấp khớp cho trẻ em mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
-
Phương pháp nội khoa trị bệnh
Thấp khớp ở trẻ em bác sĩ sẽ chú trọng trị bệnh bằng các phương pháp nội khoa với các loại thuốc và vật lý trị liệu.
# Thuốc trị thấp khớp ở trẻ em
Các loại thuốc được dùng là thuốc giảm đau đơn thuần (paracetamol), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac… thuốc chống thấp khớp (DMARDs như sulfasalazine, methotrexate, thuốc Corticosteroid…
Lưu ý, khi dùng thuốc chữa thấp khớp ở trẻ em bắt buộc phải dùng theo toa của bác sĩ. Bởi nhiều loại thuốc chỉ dùng cho trẻ > 12 tuổi và người trưởng thành. Nếu tự ý mua thuốc và cho trẻ dùng không đúng cách sẽ dẫn đến tác hại khó lường trước.
# Phương pháp vật lý trị liệu
Đây là phương pháp an toàn trong nội khoa giúp điều trị thấp khớp ở trẻ em hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc. Cách chữa trị này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đồng thời giúp khớp di động hơn, sức đề kháng được tốt hơn.
Sử dụng nẹp; hướng dẫn tập luyện các bài tập trị liệu phục hồi chức năng sụn khớp; tiến hành xoa bóp, kéo giãn; liệu pháp nhiệt trị liệu có thể được áp dụng cho trẻ bị thấp khớp cấp.
Trị liệu vật lý là phương pháp chữa thấp khớp an toàn cho trẻ
Lưu ý: Cha mẹ cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, hiểu về phương pháp trị liệu để có thể hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp cho con em mình tốt nhất.
-
Phương pháp ngoại khoa chữa thấp khớp ở trẻ em
Ngoại khoa với phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp tình trạng thấp khớp ở trẻ nặng cần phải khôi phục trước khi gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tim và các cơ quan khác.
Các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ xem có đáp ứng được trong quá trình phẫu thuật hay không từ đó mới quyết định chữa trị. Mặc dù vậy phẫu thuật cho trường hợp thấp khớp ở trẻ em rất hiếm gặp.
Bên cạnh phương pháp điều trị trên, cha mẹ cần phải chú ý đến vận động và dinh dưỡng hàng ngày của trẻ để có thể hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt. Đồng thời thực hiện phòng ngừa để tránh bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
5. Phòng ngừa bệnh thấp khớp ở trẻ em
Phòng tránh bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em nếu không muốn con em mình mắc phải căn bệnh này. Sau đây là lời khuyên của chuyên gia cho cha mẹ nếu muốn trẻ được khỏe mạnh và không mắc phải căn bệnh quái ác mang tên thấp khớp.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
Do viêm họng có thể gây ra bệnh vì thế cha mẹ nên cho trẻ đánh răng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng. Tránh tiếp xúc với môi trường khiến bệnh viêm họng hình thành.
- Tập thể dục thường xuyên
Đây cũng là cách phòng ngừa thấp khớp ở trẻ em hiệu quả. Bởi tập thể dục thường xuyên sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn, xương khớp khỏe mạnh hơn từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Môn thể thao được bác sĩ khuyến khích chính là bơi lội, tập võ, múa…
Bơi lội là cách phòng chống bệnh thấp khớp cho trẻ hữu hiệu
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Cho trẻ ăn uống đủ chất là biện pháp phòng tránh thấp khớp cho trẻ em tiếp theo được bác sĩ nhắc nhở. Do cung cấp đủ, đa dạng dưỡng chất sẽ duy trì cân nặng hợp lý, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch và hệ thống xương khớp. Canxi, vitamin, magie, kali… là những chất cần thiết phải được bổ sung hàng ngày cho trẻ.
- Thăm khám, chữa bệnh kịp thời, triệt để
Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ nhất là khi trẻ bị viêm họng, hay gặp bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám. Qua đó chữa trị dứt điểm để thấp khớp ở trẻ em không có cơ hội hình thành.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh thấp khớp ở trẻ em. Hy vọng cha mẹ sau khi tham khảo thông tin này sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của con em mình và đưa ra những giải pháp đúng đắn để điều trị và phòng ngừa thấp khớp cấp cho trẻ tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
3 cách chữa bệnh thấp khớp đang được nhiều người bệnh áp dụng nhất hiện nay
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!