Bệnh thấp khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thấp khớp là bệnh lý phổ biến ở cả trẻ em và người già với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Câu hỏi đặt ra là tại sao bị thấp khớp và cách điều trị thế nào tốt nhất là vấn đề được nhiều người bàn tán trong thời gian gần đây. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Nên đọc:
>> 7 nguyên nhân thấp khớp và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
>> Nhận biết các triệu chứng bệnh thấp khớp cấp và mãn tính để tránh biến chứng nguy hiểm
1. Thấp khớp là gì?
Bàn về bệnh thấp khớp là gì, theo GS.TS Trần Ngọc Ân thì đây là một bệnh tự miễn hay viêm lan tỏa của tổ chức liên kết khớp. Bệnh có diễn biến cấp, bán cấp hoặc tái phát. Ngoài ra, thấp khớp cấp còn liên quan đến quá trình viêm nhiễm đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn.
Bệnh thấp khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, nhưng phổ biến nhất là từ 25 – 50 tuổi và ở nữ giới tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Bệnh diễn biến vô cùng phức tạp do là một trong những bệnh về tự miễn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biểu hiện ở các cơ quan khác như da, tổ chức dưới da, tim và thần kinh trung ương.
Bệnh thấp khớp đang ngày càng tăng và diễn biến phức tạp ở nước ta
2. Triệu chứng bệnh thấp khớp
Triệu chứng bệnh thường khó nhận biết. Bởi cũng giống như bệnh về xương khớp khác thì các biểu hiện thấp khớp thường gặp là đau nhức khó khăn cử động, người mệt mỏi… Cụ thể:
– Giai đoạn bệnh hình thành, người bệnh có có giảc tê mỏi, khó chịu trong khi làm việc, tiếp đến là cảm giác đau nhưng không hề rõ ràng.
– Buổi sáng thức dậy khớp bị co cứng, hạn chế trong mọi cử động, phải nghỉ ngơi mới thuyên giảm.
– Các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân có thể cùng lúc bị đau, ngoài ra các khớp khác như mắt cá chân, cổ chân cổ tay, khớp gối, khuỷu tay… cũng có thể bị đau nhức.
– Biểu hiện sưng đỏ tại khớp kèm theo nóng sốt.
– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, cơ thể suy nhược.
– Tại vùng da trên khớp bị đau nhức lâu dần xuất hiện các nốt đỏ và lan dần.
Các triệu chứng thấp khớp trên nếu không nhận biết kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng bệnh về tim, ảnh hưởng đến các cơn quan nội tác hay tàn phế khớp.
3. Nguyên nhân gây thấp khớp
Việc xác định nguyên nhân thấp khớp vô cùng quan trọng nếu mọi người muốn điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa triệt để. Do là bệnh tự miễn nên thấp khớp có thể xảy ra do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, ngoài ra thấp khớp hình thành do một số yếu tố như:
– Gen di truyền: Yếu tố di truyền đã được nghiên cứu và nhận thấy mối liên hệ với bệnh thấp khớp. Bởi người bị thấp khớp khi đi khám đều kể ra bố mẹ họ có tiền sử mắc căn bệnh này.
Tại sao bị thấp khớp, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh
– Nguyên nhân bị thấp khớp do nghề nghiệp: Các công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất động hại như thợ bơm thuốc trừ sâu, thợ sơn, thợ làm móng… có nguy cơ bị thấp khớp và các bệnh về hệ miễn dịch cao hơn so với bình thường.
– Béo phì: Nghiên cứu chỉ ra người béo phì có nguy cơ bị bệnh xương khớp cao hơn 3 – 5 lần so với bình thường, do đó thấp khớp có thể xảy ra do nguyên nhân này.
– Hút thuốc lá: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thấp khớp khi nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc hút thuốc là thường xuyên với tình trạng viêm đau khớp, thấp khớp.
– Các nguyên nhân khác: Tuổi tác, môi trường sống, chấn thương, giới tính… cũng góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh thấp khớp.
4. Những phương pháp điều trị bệnh thấp khớp
Hiện có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh thấp khớp, tuy nhiên không phải trường hợp người bệnh nào cũng phù hợp với tất cả các phương pháp, vì thế cần thăm khám cẩn thận trước khi quyết định cách điều trị:
-
Dân gian chữa bệnh thấp khớp
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh thấp khớp, phù hợp cho mọi đối tượng, trẻ em người cao tuổi đều có thể dùng mà không lo tác dụng phụ. Bởi 100% vị thuốc từ dân gian là thảo dược tự nhiên, là vị thuốc nam dễ kiếm tìm giúp việc điều trị bệnh thấp khớp nhẹ nhàng hơn.
Bài thuốc dân gian dễ kiếm quanh nhà
Sự đa dạng của các bài thuốc cùng những ưu điểm như lành tính, giá rẻ, dễ thực hiện lá điều khiến nhiều bệnh nhân thấp khớp hiện nay săn lùng các bài thuốc dân gian để chữa thấp khớp. Có thể kể đến bài thuốc được đánh giá cao, sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: bài thuốc uống từ lá lốt, bài thuốc ngâm chân tay từ gừng và muối, bài thuốc uống, thoa bóp với rượu tỏi…
-
Phương pháp tây y trị bệnh thấp khớp
Để giải quyết nhanh các triệu chứng bệnh thấp khớp thì tây y chính là giải pháp hữu hiệu mà nhiều bệnh nhân nghĩ tới. Có 3 phương pháp chữa trị chính bằng y học hiện đại được áp dụng hiện nay là sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.
# Thuốc chữa bệnh thấp khớp
Trong tây y, thuốc là phương pháp chính được nhiều người bệnh và bác sĩ lựa chọn chữa trị. Thuốc mang tính điều trị bảo tồn giúp giảm các triệu chứng đau nhức, co cứng khớp nhanh chóng. Rất nhiều loại thuốc khác nhau do cả trong nước và ngoài nước sản xuất được dùng đề chữa thấp khớp như: thuốc giảm đau thông thường; thuốc giảm đau chống viêm không steroid; thuốc giãn cơ; thuốc chống thấp khớp tác dụng chập; thuốc ức chế miễn dịch, thuốc bổ thần kinh…
# Vật lý trị liệu
Bệnh nhân thấp khớp có thể theo chỉ định của bác sĩ thực hiện phương pháp trị liệu để điều trị bảo tồn bệnh. Phương pháp này sẽ cho hiệu quả tốt với người bị thấp khớp giai đoạn nhẹ, trung bình.
Vật lý trị liều trị bệnh thấp khớp hiệu quả mà không cần thuốc
Phương pháp tác động của vật lý trị liệu sẽ thông qua máy móc là chủ yếu. Các kỹ thuật trị liệu cho bệnh nhân thấp khớp gồm có hồng ngoại trị liệu, chườm nóng, chườm lạnh, siêu âm, sóng ngắn, kéo giãn bằng máy, nắn chỉnh bằng tay, bài tập trị liệu theo hướng dẫn… Người bệnh thấp khớp sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện dần và hiệu quả.
# Phẫu thuật
Thêm một giải pháp điều trị bằng tây y cho bệnh nhân thấp khớp đó chính là phẫu thuật. Trường hợp sử dụng thuốc và vật lý trị liệu mà tình trạng bệnh không có cải thiện hay bị viêm nặng, nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác thì phẫu thuật sẽ được yêu cầu bởi bác sĩ. Tuy nhiên rất ít bệnh nhân thấp khớp phải nhờ đến phẫu thuật.
-
Chữa bệnh thấp khớp bằng đông y
Y học cổ truyền là một trong những phương pháp chữa trị chính trong y học nước ta. Do đó khi bị thấp khớp người bệnh có thể chữa trị bằng bài thuốc đông y, châm cứu hoặc bấm huyệt.
# Điều trị thấp khớp bằng thuốc đông y
Trong y học cổ truyền, bài thuốc được nhiều người lựa chọn nhất bởi thuốc cho hiệu quả lâu dài mà rất tốt cho cơ thể. Không những giúp điều hòa, cải thiện triệu chứng bệnh tận gốc mà còn bổ thận, lưu thông khí huyết và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bài thuốc đông y chữa thấp khớp thường có các vị như: Xuyên khung, Bạch thược, Phòng phong, Đỗ trọng, Đương quy, Sinh địa, Quế chi…
# Châm cứu chữa thấp khớp
Châm cứu là phương pháp điều trị trong đông y được khá nhiều bệnh nhân tin tưởng. Bởi cách chữa trị này được cả y học hiện đại chứng minh cho hiệu quả tốt trong giảm đau, an thần. Do thấp khớp gây đau nhiều khớp cùng lúc nên châm cứu những vị trí nào do bác sĩ, lương y xác định.
Châm cứu là một trong những giải pháp điều trị thấp khớp hữu hiệu nhất
# Bấm huyệt, xoa bóp
Đây là giải pháp trị bệnh thấp khớp không cần dùng thuốc phù hợp với người cao tuổi và những người sợ dùng thuốc. Bằng những kỹ thuật day ấn, xoa bóp đơn giản lên các huyệt và kích thích ngoài da người bệnh sẽ nhận thấy ngay hiệu quả khi cơ thể thư giãn, thoải mái, tình trạng đau nhức không còn, cử động khớp cũng dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin quan trọng có liên quan đến bệnh thấp khớp, mọi người có thể tham khảo để sớm phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh. Các tốt nhất để làm được điều này đó chính là đến cơ sở chuyên khoa để khám và chữa trị.
TÌM HIỂU THÊM:
Công dụng chữa bệnh của thuốc thấp khớp từ Đông y khiến bạn ngạc nhiên
Bệnh thấp khớp nên ăn gì? Danh sách thực phẩm cần bổ sung hàng ngày cho người bệnh
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!