Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tê chân
Bệnh tê chân xảy ra khá phổ biến, chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng có cảm giác đó. Vậy nguyên nhân gây bệnh tê chân là gì và cách chữa trị bệnh tê chân như thế nào thì hiệu quả ?
1. Dấu hiệu bệnh tê chân
Bệnh tê chân xuất hiện ở nhiều đối tượng, ví dụ như bệnh tê chân ở trẻ em, bệnh tê chân ở người già, bệnh tê chân sau sinh. Một số những dấu hiệu bệnh tê chân đặc trưng được liệt kê dưới đây:
Ban đầu là cảm giác tê ở bàn chân, nhất là ngón trỏ và ngón giữa, thời gian đầu bệnh chỉ xuất hiện ở một bên sau lan sang cả hai bên. Nhiều người bị bệnh tê chân còn có các triệu chứng như tê, ngứa ran, buốt, nhức, cảm giác tê chân như bị kim châm,…
Ngoài ra, dấu hiệu bệnh tê chân còn đi kèm cảm giác lo lắng, đi tiểu thường xuyên, đau lưng dưới, đau cổ, cảm giác tê hoặc ngứa ngáy tăng lên khi người bệnh cử động.
Bệnh tê chân xuất hiện ở chân trái, chân phải, lòng bàn chân thì lại có những dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh riêng. Cụ thể:
-
Bệnh tê gan bàn chân
Gan bàn chân bị tê
Người bệnh cảm thấy bị tê bì lòng bàn chân, cảm giác tê đi kèm đau nhức, từ lòng bàn chân đến các ngón chân, đây là dấu hiệu bệnh tê gan bàn chân. Thường những người bị thừa cân, béo phì dễ mắc phải.
Đáng chú ý hơn là bệnh tê gan bàn chân xuất hiện vì bệnh viêm thần kinh ngoại vi do bệnh đái tháo đường. Khoảng 2/3 số người bệnh đái tháo đường đều bị tổn hại thần kinh, mức độ nhẹ đến nặng dần. Vì khi bị bệnh máu không đủ cung cấp cho vùng gan bàn chân bị tê, do mảng bám của chứng xơ vữa động mạch ngăn cản, do dây thần kinh bị chèn ép. Bị thoát vị đĩa đệm, viêm dây thần kinh tọa,…
Trong cơ thể người bệnh thiếu vitamin E, B1, B6, B12 hoặc thừa quá nhiều B6 cũng có thể dẫn đến bệnh tê gan bàn chân.
-
Bệnh tê chân trái và bệnh tê chân phải
Thực tế, cơ chế hình thành bệnh tê chân trái và bệnh tê chân phải đều là do các dây thần kinh ngoại biên bị rối loạn chức năng cảm giác vì bị chèn ép, tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm. Do đó, biểu hiện và tác động của chứng tê bì này lên cả hai cả hai chân là giống nhau. Như vậy, dù bị bệnh tê chân trái hay tê chân phải đi chăng nữa thì về cơ bản là chúng giống nhau.
Bên cạnh đó, tình trạng tê bì ở chân này còn là biểu hiện khi cơ thể mắc một số bệnh lý như viêm bao gân chân, máu lưu thông trong cơ thể bị tắc nghẽn, đau thần kinh tọa, thoái hóa sụn khớp, lão hóa, cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất,…
2. Nguyên nhân gây bệnh tê chân
Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh tê chân. Theo Rebecca Traub – trợ lý giáo sư về thần kinh học tại trường Y khoa UNC: bệnh tê chân xuất hiện do chứng căng thẳng thần kinh tạm thời, lúc đó các dây thần kinh bị chèn ép, không truyền tín hiệu cho cột sống và não chính xác được.
Theo Science Alert, khi bạn ngồi hoặc làm việc sai tư thế, ví dụ như ngồi bắt chéo chân khiến tín hiệu thần kinh không thể, hoặc khó truyền đến cột sống và não. Còn cảm giác chân ngứa ngáy, như bị kim châm là do khi đó dây thần kinh đang lấy lại chức năng của mình. Trong y học đây gọi là chứng dị cảm, khi gây ra các cảm giác khó chịu, đau nhức sẽ khiến bạn phải đổi tư thế, việc di chuyển như thế sẽ giúp giảm áp lực và dây thần kinh hoạt động bình thường trở lại.
Ngồi sai tư thế sẽ gây ra hiện tượng tê chân
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh tê chân còn xuất phát từ một số bệnh lý trong cơ thể người bệnh. Điển hình là bệnh do hội chứng ống cổ tay, bệnh do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở phần cổ tay gây ra cảm giác tê bì chân tay. Bên cạnh đó hội chứng co thắt mạch máu ngoại vi hay rối loạn canxi huyết cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tê chân.
Một số bệnh về xương khớp khác có thể dẫn tới bệnh tê chân như chấn thương ở cổ chân, viêm đa dây thần kinh, bệnh viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
Hầu hết các trường hợp bệnh tê chân không gây nguy hiểm đến tính mạnh, tuy nhiên nếu cảm giác tê chân kéo dài dai dẳng, và tái phát thường xuyên thì bạn nên thăm khám tại các trung tâm y tế để nhận lời khuyên của bác sĩ.
3. Chữa trị bệnh tê chân
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thời gian bị bệnh tê chân mà có những phương pháp chữa trị bệnh tê chân phù hợp với người bệnh.
Trong trường hợp nhẹ, tê chân do dây thần kinh bị chèn ép thì người bệnh có thể thực hiện một số bài vận động, xoa bóp nhẹ nhàng để thư giãn. Có tư thế ngồi làm việc, tư thế ngủ đúng, thay đổi thường xuyên để tránh mỏi mệt. Ngoài ra nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe.
Trường hợp nặng, bệnh tê chân kéo dài và thường xuyên tái phát thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các thuốc giảm đau, chống viêm như thuốc Corticoid.
Dưới đây là một số bài tập giúp giảm dần bệnh tê chân. Các bài tập cần thực hiện đều ở cả hai chân, kiên trì tập luyện, chữa trị bệnh tê chân trong vòng 2 tháng cho tới khi thấy được kết quả rõ rệt.
Xoa bóp chân giúp đẩy lùi hiện tượng tê chân
- Bóp và xát chân
Người bệnh ngồi trên một mặt phẳng, duỗi thẳng chân thoải mái. Sau đó sử dụng hai tay nắm lấy cổ chân bên trái, giữ vài giây rồi lấy tay chà xát từ gót chân lên tới đùi 3 lần. Lặp lại động tác tương tự với chân bên phải.
- Xoa hai đầu gối
Ngồi trên giường, chân duỗi thẳng hoặc co lại. Sử dụng hai tay đặt lên hai đầu gối, xoay hai tay theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện 20 lần, sau đó xoay ngược lại cũng 20 lần.
- Quay cổ chân
Người bệnh duỗi thẳng hai chân trên mặt phẳng, thả lỏng cả hai tay, hai chân. Xoay phần cổ chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần, rồi xoay theo chiều ngược lại cũng 10 lần.
- Xát lòng bàn chân
Ngồi trên mặt phẳng, đặt chân trái lên đùi phải, dùng tay trái kéo căng lòng bàn chân, giữ nguyên kết hợp dùng tay phải xát nhẹ lòng bàn chân trái. Lặp lại động tác trong vòng 30 đến 50 lần, sau đó đổi chân và cũng thực hiện các động tác tương tự.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!