Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau gót chân
Nhiều bệnh nhân sau khi được chuẩn đoán bệnh đều thắc mắc: Đau gót chân là bệnh gì và tại sao tôi lại bị đau gót chân? Các bác sĩ về xương khớp sẽ giúp bạn lý giải căn bệnh này và tìm cách điều trị hợp lý.
Đau gót chân, đau bàn chân, đau gan bàn chân … là bệnh thường gặp nhất là ở lứa tuổi trung niên và người già. Bệnh này khó điều trị dứt điểm cũng như rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc bệnh nhân có viêm nhiễm xương khớp. Không chỉ đau gót chân, nhiều người còn đau cổ chân, đau mắt cá chân, đau ống chân. Tuy nhiên, do liên quan trực tiếp đến việc tiếp xúc với mặt đất nên bệnh gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.
1. Đau gót chân là bệnh gì và nguyên nhân từ đâu?
Để trả lời thắc mắc: Đau gót chân là bệnh gì? thì mọi người nên biết: đau gót chân là dấu hiệu của bệnh viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót hoặc hội chứng đường hầm cổ chân. Nghiêm trọng hơn, đó có thể là dấu hiệu của chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới,… Khi bị đau gót chân, bệnh thường gặp nhất là viêm cân gan bàn chân.
Bệnh viêm cân gan bàn chân có bản chất do cân mạc thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc do bị chấn thương. Trong trường hợp cân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót dẫn đến hình thành bệnh gai xương gót.
Đau gót chân là triệu chứng điển hình khi bị viêm cân gan bàn chân. Nhất là khi bước chân xuống đất vào lúc sáng sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt hoặc không thể di chuyển được. Mặc dù mức độ đau sẽ giảm dần qua thời gian vận động trong ngày hoặc khi nghỉ ngơi, nhưng qua vài tiếng trong ngày thì tình trạng đau đớn tiếp diễn thường xuyên hơn, và sẽ nặng nề hơn trong thời gian dài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau gót chân, từ nguyên nhân mới có thể xác định rõ đau gót chân là bệnh gì, ngoài bệnh viêm cân gan bàn chân.
- Do giày dep: Nếu đi giầy quá cao, quá cứng, quá chật, kích thước không hợp lý sẽ làm gót chân bị tác động.
- Đi chân không, không mang dép bảo vệ, đặc biệt là nơi mặt sàn cứng, lồi lõm.
- Tăng cân nhiều và nhanh ở phụ nữ có thai hoặc những người béo phì. Trọng lượng cơ thể gây áp lực lên gan bàn chân, khiến gót chân bị đau, gây ra viêm cân gan bàn chân.
- Do khởi động không kỹ trước khi vận động mạnh hoặc đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao quá nhiều không nghỉ ngơi hợp lý, hoặc do trong quá trình tập luyện làm sai động tác.
- Do yếu tố tuổi tác, các cơ xương không còn chắc khỏe cũng khiến nhiều người bị đau gót chân khi di chuyển.
2. Hậu quả của bệnh đau gót chân kéo dài
Sau một thời gian đau gót chân không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như đau bắp chân, đau bàn chân, đau cổ chân, đau khớp chân và ống chân, bị thoái hóa cổ chân. Theo thống kê có khoảng 70% số người viêm cân gan chân bị gai xương gót, dẫn đến nhiều hệ quả về xương khớp. Nhiều người không điều trị dứt điểm, bệnh trở thành mãn tính, tác động đến nhiều cơ quan thần kinh khác.
3. Điều trị bệnh đau gót chân
Để chữa dứt điểm đau gót chân, người bệnh cần chế độ nghỉ ngơi kết hợp tập luyện hợp lý để kéo dãn gân gót và cân gan chân. Đau gót chân nên kiêng mang giày cao gót, giầy quá nặng và cứng, nên đi dép mềm, có miếng độn cao su dưới gót chân.
Khi phát hiện bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất. Theo Tây y, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng viêm giảm đau được áp dụng để giảm ngay các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên tác dụng phụ là bệnh nhân có thể bị đau dạ dày, tổn thương thận, nhiễm trùng, chảy máu.
Tập luyện vẫn là biện pháp lâu dài và an toàn nhất, nhằm kéo giãn các cơ, khớp của chân giúp giảm tình trạng căng vùng cân gan bàn chân của bạn cho đến khi tình trạng viêm ban đầu lùi dần . Người bệnh cũng có thể chườm đá vào vùng đau trong 20 phút , 3 hoặc 4 lần một ngày để giảm các triệu chứng đau, sưng.
Người bệnh bị đau, viêm khớp cổ chân nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, bổ sung đầy đủ dầu mỡ để tránh khô các bó cơ, khớp.
Minh Huyền (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!