Nhìn nhận bệnh thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền là loại bệnh lí thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bên cạnh những phương pháp tây y hiện hiện đại, việc điều trị thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn các bài thuốc và phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền trong việc điều trị thoái hóa khớp gối nhé.
1. Biểu hiện lâm sàng của bệnh theo y học cổ truyền
Theo Đông y thì thoái hóa khớp gối nằm trong chứng Tý và chứng Tích Bối thống. Nghĩa là máu và oxy kém lưu thông, không đủ để nuôi khớp gối khiến cho sức đề kháng yếu, dẫn đến các bệnh về phong thấp. Nguyên nhân thường do lão hóa khớp hoặc bị chấn thương khớp gối như rách dây chằng, giãn dây chằng, bong gân, rách gân,…
Nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
-
Đối với chứng Tý
Bệnh thoái hóa khớp gối sẽ bao gồm các biểu hiện như sau:
– Đau mỏi các khớp nhất là vào ban đêm, lúc sáng sớm mới ngủ dậy, lúc mưa lạnh ẩm thấp hoặc thời tiết hanh khô thì bệnh lại càng đau nhiều, càng vận động đi lại thì cơn đau càng tăng lên, hoặc có khi đau dữ dội ở một khớp.
– Toàn thân có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, khí huyết hư, can thận hư, mạch trầm tế, ù tai, tiểu tiện nhiều lần. Can Thận hư như đau lưng, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, đau mỏi thắt lưng và đầu gối, mạch trầm tế, khí huyết hư.
-
Đối với chứng Tích bối thống
– Các cơn đau ở vùng lưng, sống lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái dương. Gây bệnh ở 2 kinh này có thể do Phong Hàn Thấp hoặc do Hàn Tà Nhân gây bệnh.
– Tích thống sẽ gây ra các cơn đau dọc vùng giữa sống lưng khiến người bệnh không ưỡn thẳng người được, hoặc có thì cũng gây khó chịu và không duy trì tư thế được lâu. Cảm giác lạnh sống lưng, tiểu tiện nhiều lần, cơ bắp ở đùi và chân yếu dần. Còn bối thống sẽ gây cơn đau cho cả mảng lưng, cảm giác trì trệ khó chịu lan sang vùng vai gáy.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh án Đông y thoái hóa khớp gối mọi người nên tìm hiểu
2. Cách chữa thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, để đạt hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất cần phối hợp giữa phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Bài thuốc hiệu quả chữa thoái hóa khớp gối bằng y học cổ truyền
-
Các bài thuốc trị thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
– Trong đông y không có thuốc chữa quá trình thoái hóa khớp gối mà chủ yếu điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng xương khớp. Mục đích của việc điều trị là giúp giảm đau cho người bệnh và duy trì chức năng vận động của khớp.
– Với mỗi mức độ nguy hiểm của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp thuốc điều trị phù hợp. Các bài thuốc y học cổ truyền chủ yếu là để lưu thông khí huyết, bổ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, giảm đau và chống bệnh tái phát.
– Trong kho tàng chữa thóa hóa khớp gối theo YHCT có lưu truyền và sử dụng nhiều bài thuốc như Bạch hổ thang, Độc hoạt tang ký sinh thang, Thược dược tri mẫu thang, PT5… Trong đó, bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang và PT5 là được sử dụng rộng rãi nhất bởi nó đã được chứng minh hiệu quả chữa trị thoái hóa khớp gối tốt và không có tác dụng phụ.
# Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang
Độc hoạt 12g, tế tân 4, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, quế chi 4g, phòng phong 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, bạch thược 10g, cam thảo 4g, tần giao 8g, đỗ trọng 12g, xuyên khung 8.
# Bài thuốc PT5
Lá lốt 10g, hà thủ ô 12g, thiên niên kiện 10g, cỏ trinh nữ 12g, cỏ xước 16g, thổ phục linh 16g, sinh địa 12g, quế chi 8g.
Các bài thuốc đông y trong điều trị thoái hóa khớp gối
-
Phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền
Phương pháp châm cứu trong y học cố truyền
Châm cứu là phương pháp đã được áp dụng trong y học cổ truyền từ xa xưa, có tác dụng giảm đau, tăng cường khí huyết và nuôi dưỡng các khớp, thường chọn các huyệt như: độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền… Châm tả hoặc cứu tả giúp điều trị căn nguyên của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Kết hợp với việc bổ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương bằng việc dùng châm bổ các huyệt can du, thận du, dương lăng tuyền, huyết hải…
– Thủy châm: thận du, can du, huyết hải…
– Điện châm phân là phương pháp dùng dòng điện một chiều tác dụng để giảm đau và tăng dưỡng chất để nuôi dưỡng sụn khớp, tránh teo cơ.
Tiến hành châm cứu ít nhất người bệnh phải châm ngày 1 lần, kéo dài khoảng từ 10 – 20 ngày mới đạt được hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ về việc trị thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền. Hi vọng các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mình một phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.
Xem tiếp: Tư vấn địa chỉ điều trị bệnh: Thoái hoá khớp gối khám ở đâu?
Phương Hoa (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!