Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị hiệu quả nhất
Thoái hoá khớp gối ở người già là bệnh lý vô cùng phổ biến chính vì thế nhiều người quyết sống chung với bệnh. Tuy nhiên khi để càng lâu không điều trị tình trạng đau nhức sẽ càng nghiêm trọng hơn. Do đó nhận biết và chữa trị bệnh sớm sẽ giúp người bệnh không phải đối mặt với còn đau nhức thường xuyên.
1. Nguyên nhân gây thoái hoá khớp gối ở người già
Các tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo. Khi tuổi già đi đồng nghĩa với việc cơ thể lão hoá, các tế bào sụn giảm dần chức năng tổng hợp chất và tạo nên sợi mucopolysacarit và colagen, khiến cho chất lượng sụn kém dần đặc biệt là khả năng chịu lực, tính đàn hồi.
Bên cạnh đó, các yếu tố như thói quen đi đứng, làm việc khi còn trẻ; chấn thương va chạm trong quá trình di chuyển cũng là nguyên nhân gây thoái hoá khớp gối ở người cao tuổi.
Xem chi tiết: Cảnh báo nguyên nhân thoái hoá khớp gối người bệnh nào cũng gặp phải
2. Cách nhận biết bệnh thoái hoá khớp gối ở người già
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, thoái hoá khớp gối ở người cao tuổi được chia thành 2 thể là nguyên phát và thứ phát.
– Thể nguyên phát: Do sự lão hoá, xuất hiện muộn ở người cao tuổi với triệu chứng thoái hoá xuất hiện ở nhiều vị trí, tăng dần theo độ tuổi nhưng mức độ nhẹ.
– Thể thứ phát: Bệnh do tác nhân cơ học gây nên, có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào và tác động ở một số vị trí. Bệnh thường nặng và phát triển nhanh.
Cơn đau diễn biến theo từng đợt, nhất là về đêm và sáng sớm.
-
Triệu chứng nhận biết thoái hoá khớp gối ở người già
– Đau nhiều khi đi lại và giảm khi được nghỉ ngơi
– Cơn đau diễn biến theo từng đợt, nhất là về đêm và sáng sớm, thời tiết giao mùa. Đau không kèm theo triệu chứng viêm.
– Khớp bị co cứng, khó khăn khi thực hiện các cử động theo ý muốn của người bệnh.
– Khi di chuyển có thể phát ra tiếng động lạ trong khớp gối, rõ nhất là khi người bệnh leo cầu thang.
Ngoài ra, người bệnh thoái hoá khớp gối còn có triệu chứng teo cơ, tràn dịch khớp và thấy các khớp kêu khi vận động.
Những dấu hiệu nhận biết tình trạng thoái hoá khớp gối ở người già.
Bên cạnh biểu hiện dễ nhận biết trên, người bệnh khi tiến hành chụp Xquang hay MRI có thể nhận thấy những tổn thương bên trong của khớp gối như khe khớp hẹp, lượng dịch ít, sụn bị bào mòn, nứt vỡ…
3. Cách điều trị thoái hoá khớp gối ở người già
Nguyên tắc trong việc điều trị bệnh thoái hoá khớp gối là cần giảm triệu chứng đau và phục hồi chức năng của khớp. Bên cạnh đó, cần hạn chế khả năng tàn phế, tránh tác dụng phụ do sử dụng thuốc.
-
Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc tân dược
Các thuốc giảm đau đơn thuần, công dụng làm giảm triệu chứng đau, không có công dụng kháng viêm. Dùng Paracetamol điều trị với trường hợp người bệnh đau vừa, đau nhẹ.
Dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid gồm nhiều loại thuốc có công dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Loại thuốc này thường dùng để điều trị thoái hoá khớp gối giúp chống viêm, giảm đau. Lưu ý chỉ nên dùng một trong số các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid, không nên dùng kết hợp 2 hoặc nhiều thuốc cùng nhóm, vì có thể làm tăng biến chứng khác.
Sử dụng thuốc làm giảm cơn đau do bệnh thoái hoá khớp ở người già.
Các thuốc giãn cơ gồm có: Myonal, mydocalm, contratyl giúp giảm kích thích các rễ thần kinh, đau do giãn co cứng cơ.
Tiêm ổ khớp: Thường áp dụng khi có đau khớp và triệu chứng viêm màng hoạt dịch thứ phát.
-
Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Đông y
Thuốc Đông y trị thoái hoá khớp gối cho người già được xem là phương pháp điều trị phù hợp. Nhờ vào các điểm mạnh là các dược liệu thiên nhiên lành tính rất phù hợp với người cao tuổi. Hơn nữa, thuốc có tác dụng lâu dài, bồi bổ cơ thế nữa. Do đó, nếu muốn chóng cải thiện bệnh thì mọi người hãy tìm đến phòng khám, nhà thuốc y học cổ truyền để được bắt mạch và cắt thuốc về chữaa trị.
-
Điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc
Vật lí trị liệu, vận động thể thao, lao động chữa bệnh và giảm cân là cách điều trị thoái hoá khớp ở người cao tuổi hiệu quả nhất:
– Các phương pháp vật lý trị liệu: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyết, điều trị bằng điện, siêu âm hay di ion.
– Tập luyện, vận động: Không nên đi bộ nhiều, đứng quá lâu và cần giảm bớt cân nặng cơ thể tránh gây áp lực các khớp. Bên cạnh đó, tập luyện các môn thể thao dưới nước hay đạp xe, tập yoga, dưỡng sinh…
– Chế độ dinh dưỡng: Việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sụn khớp như omega 3, vitamin B, E…
Hy vọng với những tư vấn về cách điều trị bệnh thoái hoá khớp ở người già ở trên, sẽ giúp người bệnh có cái nhìn khách quan hơn về căn bệnh này và có cách chữa trị hiệu quả nhất. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị đồng thời kết hợp với chế độ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sụn khớp bệnh sẽ được cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân thoái hoá khớp gối cần lưu ý gì?
Nguyễn Nga (T/h).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!