5 nhóm thuốc điều trị thoái hoá khớp gối và lưu ý khi sử dụng
Chọn đúng thuốc thoái hóa khớp gối giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định khớp. Tuy nhiên hiện nay có quá nhiều thuốc được bán trên thị trường khiến việc điều trị khó khăn hơn. Dưới đây là danh sách những loại thuốc được dùng nhiều nhất và lưu ý để dùng thuốc an toàn, ít tác dụng phụ.
Nên đọc:
>> Nhận biết 5 triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp nhất và các biến chứng
>> Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và biến chứng của bệnh
5 nhóm thuốc điều trị thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối có thể điều trị bằng nhiều cách nội khoa, ngoại khoa trong đó điều trị nội khoa với thuốc tây y là cách được hầu hết bác sĩ chỉ định. Bởi các loại thuốc trị thoái hóa khớp gối có công dụng kháng viêm, giảm đau rất nhanh và thường được dùng khi người bệnh thấy khó chịu, đau nhức khi vận động. Bệnh nhân có thể tham khảo 5 nhóm thuốc thường được sử dụng sau đây.
1/ Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối nhóm giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng nhanh dùng được cho mọi đối tượng. Thuốc có khả năng dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ. Loại thuốc thường dùng là Paracetamol, đây là thuốc cơ bản giúp điều trị mọi tình trạng đau nhức từ nhẹ đến trung bình, ngoài giảm đau thuốc còn có tác dụng hạ sốt.
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì
Liều dùng cho người lớn bị thoái hóa khớp gối: 500mg x 2 viên/lần, ngày dùng 3 lần mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ. Liều lượng tối đa không quá 3g/ngày.
Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối nhóm này ít tác dụng phụ nhưng người bệnh phải cẩn trọng, không lạm dụng dùng vượt quá liều lượng cho phép sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, gây nhờn thuốc…
2/ Thuốc chữa thoái hóa khớp gối nhóm chống viêm không steroid
Để ngăn chặn tình trạng viêm, đau do thoái hóa khớp gối gây ra các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh dùng một trong các thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid từ khi bệnh còn nhẹ đến khi bệnh tiến triển. Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối này cho tác dụng nhanh, hiệu quả nếu dùng đúng liều lượng. Những loại thuốc chống viêm không steroid thường dùng nhất gồm: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Ibuprofen, Celecoxib, Etoricoxia…
Liều dùng cho một số loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối dùng phổ biến nhất:
– Diclofenac: Mỗi lần uống 25mg, ngày uống 4 – 6 lần. Liều lượng thuốc tối đa người bị thoái hóa khớp gối có thể dùng là 100 – 150mg tùy theo tình trạng bệnh lý.
– Piroxicam: Liều ban đầu 20 mg/ngày, ngày uống 1 lần, tiếp đến người bệnh có thể dùng liều duy trì bằng cách dùng 10mg x 2 lần/ngày.
– Ibuprofen: Liều sử dụng thuốc 600mg/lần; ngày nên uống 2 – 3 lần với liều dùng thuốc tối đa không quá 1,2 – 1,8g/ngày.
Nhóm thuốc kháng viêm steroid gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá như chảy máu, viêm loét hoặc thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy. Cùng với nhiều tác dụng phụ ở gan, thận và rối loạn đông máu trong quá trình sử dụng.
Dùng thuốc điều trị thoái hoá khớp gối cần có sự chỉ định của bác sĩ.
3/ Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối nhóm giãn cơ
Một trong những biểu hiện bệnh thoái hóa khớp gối có thể gặp phải đó chính là co cứng cơ, khớp vào buổi sáng, khi vận động hay bị chuột rút… Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ sẽ kê thuốc giãn cơ để người bệnh sử dụng. Cũng như 2 loại thuốc chữa trị thoái hóa khớp gối trên, thuốc giãn cơ cho tác dụng nhanh. Những thuốc giãn cơ thường dùng cho người bệnh thoái hóa khớp gối là Mydocalm, Myonal, Decontractyl.
Liều lượng dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối nhóm giãn cơ để người bệnh tham khảo gồm có:
– Tolperisone (Mydocalm): Liều lượng sử dụng thuốc liều dùng thuốc hàng ngày từ uống từ 1 – 3 lần với lượng thuốc 150 – 450mg/ngày.
– Eperisone HCl (Myonal): Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể dùng mỗi lần uống 1 viên 50mg, ngày uống 3 lần, liều lượng tối đa 150mg/ngày.
– Decontractyl: Liều dùng cho mỗi lần là 500mg, ngày uống 2 – 3 lần với lượng thuốc tối đa không quá 1,5g.
4/ Thuốc tiêm nội khớp
Trong những trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng, tình trạng viêm đau kéo dài mà uống thuốc điều trị thoái hóa khớp gối không cho hiệu quả tốt người bệnh sẽ được chỉ định tiêm nội khớp. Tác dụng của thuốc rất nhanh và mạnh, mỗi loại thuốc tiêm sẽ có công dụng khác nhau. Có loại giúp chống viêm có loại giúp tăng cường dịch khớp bôi trơn…
Các loại thuốc tiêm nội khớp gồm: Corticoid, Acid hyaluronic, Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate…
Liều lượng sử dụng các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối kể trên cần phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của khớp gối bị thoái hóa. Bên cạnh đó người thực hiện tiêm phải là bác sĩ, người có chuyên môn. Thuốc được tiêm trong tình trạng đã được khử trùng và thực hiện theo các bước cho người bị thoái hóa khớp gối.
Sử dụng thuốc tiêm trong trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng
Những loại thuốc tiêm trên cần dùng theo đợt và không nên tiêm thường xuyên. Rất nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm các loại thuốc này trong thời gian dài cho người bệnh thoái hóa khớp gối như: Sốc phản vệ (ngứa toàn thân, đặc biệt ở bàn chân, bàn tay, phù mắt, phù cuống họng, chóng mặt, huyết áp thấp…), dị ứng thuốc (nổi mề đay, mẩn ngứa, tăng nhiệt cơ thể, nhức đầu hoặc nôn mửa).
5/ Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm
Nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp gối được dùng tiếp theo trong phác đồ thuốc thường được bác sĩ kê đơn đó là thuốc chống thoái hóa khớp gối tác dụng chậm. Thuốc không trị nhanh các biểu hiện đau nhức mà bổ sung phục hồi lại cấu trúc sụn khớp, giúp chống viêm, ức chế tổng hợp các chất phá hủy sụn… Chính vì thế thuốc cho tác dụng chậm mà chắc, mọi người có thể dùng duy trì với liều lượng được bác sĩ kê đơn.
Các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm thường được sử dụng là Glucosamine và Chondroitin. Liều lượng sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối:
– Glucosamine liều dùng được khuyến cáo là từ 1200 – 1500mg/ngày.
– Chondroitin: Liều dùng từ 1000 – 1200mg/ngày.
Cả 2 loại thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm này nếu dùng đúng liều lượng sẽ rất tốt cho hệ xương khớp, phục hồi khớp gối bị thoái hóa tốt nhưng nếu lạm dụng, tăng liều lượng có thể gây tác dụng phụ rụng tóc, buồn nôn, đau khớp…
2. Những lưu ý dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hoá khớp gối bằng thuốc tây y để tránh nhờn thuốc, tránh tác dụng phụ mọi người cần lưu ý những điều sau đây:
Thuốc chữa thoái hóa khớp gối có loại cần đơn có loại không cần đơn nhưng tốt nhất mọi người hãy đi khám và dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ kê để dùng theo đúng liệu trình mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Dùng thuốc mọi người cần phải cẩn trọng
– Cầm đơn thuốc đến nhà thuốc, quầy thuốc lớn uy tín để mua đúng thuốc, đảm bảo về giá cả và đúng loại.
– Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối mua về dùng cần chia theo đúng liều lượng được ghi với mỗi thuốc. Thời điểm sử dụng và cách dùng thuốc mọi người cũng phải thật cẩn trọng.
– Với các loại thuốc uống chỉ cần 1 cốc nước lớn, không nên nhai, nghiền nát thuốc khi uống.
– Trường hợp quên liều thuốc nên bỏ qua tiếp tục dùng liều tiếp theo. Người bệnh không nên dồn 2 liều vào cùng lúc.
– Bảo quản thuốc điều trị thoái hóa khớp gối cũng rất quan trọng, mọi người nên để ở tủ thuốc trong nhà, những nơi khô ráo tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
– Khi sử dụng hết đơn thuốc cần tái khám (có mang theo đơn thuốc) để được điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp với từng giai đoạn, sức khỏe bệnh nhân.
Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối sẽ được kê đơn theo các giai đoạn bệnh. Vì vậy để đảm bảo dùng đúng thuốc, kiểm soát bệnh hiệu quả mọi người hãy đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để tham khám và chữa theo phác đồ.
Tìm hiểu thêm:
Nhìn nhận bệnh thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
T.H (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!