Những bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ dân gian

Bệnh đau nhức xương khớp là một trong số các bệnh xương khớp phổ biến thường gặp nhất hiện nay. Hiện nay, bên cạnh người cao tuổi thì tỷ lệ những người trẻ tuổi mắc bệnh này đang gia tăng đáng kể, vì thể việc tìm hiểu các bài thuốc trị đau nhức xương khớp là rất cần thiết và bổ ích.

1. Triệu chứng của đau nhức xương khớp

Để tìm đúng loại thuốc trị đau nhức xương khớp hiệu quả, người bệnh cần nhận biết đúng triệu chứng của bệnh. Đau nhức xương khớp thường có các biểu hiện sau:

Tìm hiểu các loại thuốc trị đau nhức xương khớp

Những vị trí thường bị đau nhức xương khớp

  • Đau mỏi vai gáy

Khi người bệnh thấy đau vùng cổ, vai gáy, chỗ đau lan xuống một bên cánh tay, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi. Kiểu đau này là do bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết.

Xem tiếp: Bệnh đau vai gáy: Biểu hiện, nguyên nhân & Cách điều trị hiệu quả

  • Đau gót chân dai dẳng

Cảm giác đau nhức buốt, tê đau gót chân, nhiệt độ càng thấp, càng đau tăng, gót chân nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân bình thường nhưng bên trong, bàn chân bị cảm giác tê bì, đi lại khó khăn.

  • Thoái hóa khớp

Người bệnh có biểu hiện giống phong hàn thấp, các sụn khớp không hỗ trợ xương cử động, các khớp bị khô trơ dẫn đến cảm giác đau khi cử động.

  • Bị tê chân, tê tay chân, đau cổ tay

Tứ chi thấy mệt mỏi, vận động khó khăn, hay bị tê tay chân mất cảm giác. Ngoài ra người bệnh còn bị đau cổ tay, đau khớp ngón tay.

  • Đau toàn thân

Người bệnh thấy đau không chỉ ở từng vùng cố định mà bị mỏi đau toàn thân, khó đi lại.

2. Thuốc trị đau nhức xương khớp

Đau xương khớp toàn thân là bệnh dễ tái phát , xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh đột ngột gây ra những cơn đau nhức.  Theo các bác sĩ, thuốc trị đau nhức xương khớp an toàn, hiệu quả là các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian từ các vị thuốc tự nhiên rất đơn giản, tiện lợi và an toàn.

  • Trị đau xương khớp khi trời lạnh

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ dân gian

–  Giảm đau với lá lốt: Lấy lá lốt tươi đem sắc với nước. Nước này nên uống vào buổi tối, liên tục 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

– Giảm sưng với lá lốt và rễ cây bưởi bung vòi voi, cỏ xước: Lấy mỗi loại 30 gram, nên dùng tươi , thái mỏng, sao vàng, đem đun với với 600ml nước,  đun cạn đến khi còn khoảng 200ml.

Nước này chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần sẽ giúp phòng ngừa và làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.

– Giảm viêm khớp với thổ phục linh, ké đầu ngựa, hy thiêm mỗi thứ 16g; uy linh tiên, cam thảo, tỳ giải, ý dĩ mỗi thứ 12g; thêm quế chi và bạch chỉ mỗi thứ 8g. Các nguyên liệu trên tạo thành một thang thuốc sắc uống trong ngày. Thuốc này nên dùng liên tục trong 1 tuần để có hiệu quả.

  • Trị đau vai gáy, tê tay chân và đau toàn thân

– Cây cúc tần, chỉ dùng rễ cúc tần, nam tục đoạn mỗi thứ 16g; cẩu tích, kinh giới, đương quy, rễ lá lốt, cam thảo mỗi thứ 12g; quế , phòng phong, tần giao, đỗ trọng, mỗi thứ 10g, ngoài ra thêm 3 lát gừng tươi.

Đem các vị thuốc cho vào ấm, sắc với 1 lít nước , đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 350ml, nước thuốc trên chia 3 lần uống trong ngày.  Để trị đau cổ tay, bệnh đau khớp ngón tay, bị tê tay thì nên uống trong vòng 7 ngày.

  • Trị đau gót chân, đau mắt cá chân

Lấy 12g mỗi loại sau:  ké đầu ngựa, thiên niên kiện, ý dĩ . 8g mỗi thứ quế chi, ngưu tất,  rễ lá lốt, xuyên khung. Đem các nguyên liệu trên sắc thành thuốc uống 3 lần/ngày và liên tục trong một tuần để trị chứng đau gót chân, đau mắt cá chân.

  • Thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ

Thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ

Nguyên liệu: Rễ cây xấu hổ: 20g, thổ phục linh: 20g; đậu đen sao vàng:  24g; kinh giới, nam tục đoạn, hà thủ ô, huyết đằng mỗi thứ 16g; đương quy,  thạch xương bồ, chích thảo mỗi thứ 12g; quế chi, thiên niên kiện mỗi thứ 10g.

Cách thực hiện: các vị thuốc đem sắc với khoảng 1 lít nước , đun tới khi còn 300ml, uống trong ngày.

Tuy nhiên trước khi dùng bất kỳ loại thuốc trị đau nhức xương khớp nào cũng nên cần sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không dùng sai thuốc phản tác dụng, hậu quả nghiêm trọng về sau.

Đọc thêm: Khám chữa xương khớp ở bệnh viện nào Hà Nội tốt nhất 2017

Minh Huyền (tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo