Đánh bay cơn đau khớp gối bằng 6 động tác phục hồi chức năng an toàn tại nhà
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối được các bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng và áp dụng ngày càng nhiều hơn các phương pháp khác như uống thuốc Tây hay can thiệp ngoại khoa. Phục hồi chức năng có công dụng gì? Tại sao lại được ưa chuộng đến vậy? Bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn vể chữa trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp phục hồi chức năng.
Có thể nói, bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và các hoạt động thường ngày của người bệnh. Căn bệnh này gây ra các cơn đau liên tục và tăng dần cường độ theo thời gian, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.Bệnh tình trở nặng có thể làm biến dạng hay khiến các chi bị mất đi chức năng của mình, nghĩa là bị tàn phế.
Do đó, phát hiện điều trị sớm bệnh thoái hóa khớp gối, kết hợp điều trị nội khoa và phục hồi chức năng của khớp giúp hạn chế tình trạng phát triển bệnh.
1. Các bài tập thực hiện phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối được thực hiện chủ yếu là các bài tập theo sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc tự tập luyện tại nhà. Dưới đây là những động tác dễ thực hiện hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng cho khớp gối bị thoái hóa.
-
Động tác khuỵu gối
– Chân phải bước lên phía trước, gập gối xuống, chân trái duỗi thẳng ra sau.
– Giữ vững tư thế trong vòng 30 giây và thực hiện động tác 5 lần/ mỗi ngày có đổi chân.
Hiệu quả: thả lỏng sự căng ở khớp gối do cơ hông và cơ đùi gây nên.
-
Động tác gập gối
– Chân trái đứng thẳng, chân phải gập sát vào mông đồng thời vịn tay phải vào thành ghế.
– Tay trái nắm vào bàn chân phải đang gập và kéo về phía mông.
– Giữ tư thế từ 20s – 30s , thả lỏng và tiếp tục thực hiện với chân còn lại.
Hiệu quả: khớp gối được thả lỏng, giúp vận động linh hoạt hơn.
Tập vật lý trị liệu phục hồi thoái hóa khớp gối
-
Động tác dựa vào tường
– Hai chân rộng bằng vai, từ từ hạ gối xuống sao cho người ở tư thế ngồi trên ghế.
– Lưng dựa thẳng vào tường, gối tạo với sàn một góc 90 độ.
– Giữ tư thế từ 5 – 10s, xương chậu chống lại bức tường.
Chú ý nếu cảm thấy đầu gối khó chịu có thể điều chỉnh thời gian giữ tư thế hoặc vị trí của bạn.
Giữ tư thế vuông góc với tường khi thực hiện động tác này
-
Động tác kéo căng cơ đùi
– Nằm thẳng người trên đệm, hai chân duỗi thẳng ra trước.
– Dùng một chiếc khăn mềm hay dây mềm móc qua mũi bàn chân.
– Hai tay cầm khăn kéo chân nâng lên đồng thời hơi nâng người về phía trước. Giữ tư thế ở 30s và thực hiện đổi chân.
Động tác kéo căng cơ đùi phục hồi thoái hóa khớp gối
-
Động tác cơ hông và đùi
– Ngồi trên ghế tựa, lưng thẳng. Một chân kéo sát vào ghế, gót chân không chạm đất.
– Chân còn lại nâng lên, giữ cho đầu gối cong trong vòng 3s.
– Lặp lại động tác 10 lần/ngày có đổi chân. Có thể dùng tay để nhấc chân lên nếu cảm thấy khó khăn do đau.
Thực hiện động tác cơ hông và đùi giúp cải thiện bệnh
-
Động tác nhấc gót chân
– Người đúng thằng, hai tay vịn vào thành ghế hoặc tường.
– Hai chân nhón lên, nhấc gót khỏi mặt đất.
– Giữ tư thế trong 3s và thực hiện động tác lặp lại 10 lần/ ngày.
Bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
2. Chế độ dinh dưỡng trong điều trị phục hồi chức năng
Bệnh nhân cũng như người thân cần chú ý cân bằng dinh dưỡng giữa các chất trong khẩu phần ăn hằng ngày của bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
– Các loại thực phẩm như trứng, sữa, mật ong là những thực phẩm chứa nhiều vitamin D tốt cho sức khỏe của người bệnh xương khớp và người cao tuổi.
– Hạn chế tinh bột, nhất là thức ăn làm từ bột mỳ, giảm lượng đường từ các loại thực phẩm như nước ngọt có ga, bánh kẹo,… Nạp lượng canxi vừa phải, không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn. Ăn nhiều rau, củ, quả bổ sung chất xơ và đạm thực vật cũng là cách giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối an toàn, hiệu quả.
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối yêu cầu bệnh nhân phải thật kiên trì và tuân theo chế độ nghiêm ngặt mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Không chỉ thoái hóa khớp gối mà đối với tất cả các loại bệnh khác, mọi người cũng cần chú ý và phòng ngừa để bảovệ sức khỏe của bản thân.
Có thể bạn muốn biết: Những cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối hữu hiệu nhất
Thúy Nhi (T/h).
bố tôi năm nay 55 tuổi, hiện tại đang bị thoái hóa đốt sống và đau khớp cổ và bàn chân
cho tôi hỏi có cách để cải thiện sức khỏe được ko