Những cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối hữu hiệu nhất
Bên cạnh những cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối thì cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy đâu mới là cách phòng bệnh tốt nhất, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh xương khớp dễ bắt gặp ở những người trung niên và lớn tuổi. Ở độ tuổi này cơ thể bắt đầu diễn ra quá trình lão hóa tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp, khiến khớp xương trở nên yếu, xơ và dễ bị tổn thương.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở các vị trí xương khớp lớn trong cơ thể, điển hình như thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp đầu gối,… Điển hình trong số đó là bệnh thoái hóa khớp đầu gối vì đây là một trong những khớp chịu hầu hết trọng lượng cơ thể, phải thường xuyên vận động nhiều.
Vì thế vấn đề điều trị thoái hóa khớp gối là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, để hạn chế khả năng mắc bệnh thì trước tiên các bạn cần quan tâm tới cách phòng chống thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất.
1. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh mà các bạn cần lưu tâm. Thực hiện theo lối sống khoa học sẽ giúp bạn tránh xa các mối nguy hiểm có thể trở thành nguyên nhân thoái hóa khớp gối.
-
Duy trì cân nặng cân đối
Tình trạng béo phì thừa cân không chỉ khiến việc cơ thể mất cân đối về vẻ ngoài mà còn tác động trực tiếp lên hệ xương khớp, mà áp lực nhất là hai đầu gối. Hệ lụy của việc thừa cân dẫn đến thoái hóa khớp gối và các khớp bàn tay và ngón tay.
Việc duy trì cân nặng ổn định không những bảo vệ hệ xương khớp mà còn mang lại sự ổn định cho các bộ phận khác trong cơ thể, giúp phòng ngừa được các bệnh về tiểu đường, mỡ máu, …
-
“Xóa” các tư thế gây hại cho khớp gối
Việc ngồi gác chéo chân, ngồi xổm cũng góp phần làm nhanh tốc độ thoái hóa khớp gối vì gập gối quá mức tạo lực ép rất lớn lên mặt các sụn ở khớp gối, làm chúng dễ mòn, dập, sẽ thoái hóa sớm. Khi mang hay vác vật nặng cũng cần đúng tư thế và nâng một cách từ từ. Luôn ghi nhớ nhanh một phút nhưng chậm cả đời, thay vì cố gắng trong chốc lát thì hãy tìm người giúp đỡ sẽ là cách bảo vệ xương khớp một cách khôn ngoan và đúng cách.
-
Luyện tập thể dục để rèn luyện cơ thể và xương khớp
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn như bơi, yoga, gym, … sẽ là một phương thuốc tốt cho sức khỏe của chính chúng ta. Luyện tập không chỉ giúp chúng ta dẻo dai, máu huyết lưu thông giúp tăng cường dinh dưỡng đến cho khớp, tăng sức khỏe cho khớp, khiến xương khớp linh hoạt hơn. Việc khớp khỏe cũng đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp.
-
Tăng cường hoạt động của các chi dưới
Việc đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng và xoay tròn khớp gối để ngừa xơ cứng và thoái hóa khớp gối. Một cách tập luyện hiệu quả là ngồi tựa lưng, kê dưới kheo chân gối cao khoảng 10 cm, duỗi thẳng cẳng chân rồi hạ xuống. Nên thực hiện động tác này khoảng 20-30 lần trước hoặc sau khi ngủ.
-
Bổ sung thêm các loại sữa tốt cho xương
Khi chúng ta bị té sẽ gây tổn hại đến các khớp, do đó chăm sóc sức khỏe cho xuông sẽ phần nào giúp chúng ta đứng vững. Canxi và vitamin D là hai chất đã được chứng minh giúp xương duy trì độ khỏe khoắn. Ngoài ra, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa và các loại rau lá xanh, như bông cải xanh và cải xoăn đều là những nguồn dồi dào canxi.
-
Thay đổi tư thế cơ thể thường xuyên
Việc nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ gây cứng khớp. Đây là nguy cơ chính gây ra bệnh thoái hóa khớp do nghề nghiệp, đặc biệt là nhân viên văn phòng Do đó cần thay đổi các tư thế thường xuyên trong làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
2. Nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp sớm từ cơ thể và có biện pháp phòng ngừa
Bên cạnh những cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối nêu trên thì người bệnh cũng cần tìm hiểu và nhận biết sớm các triệu chứng thoái hóa khớp gối để từ đó kịp thời thăm khám và được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh.
Thực tế cơ thể con người là một bộ máy vô cùng thông minh, nó sẽ tự động báo hiệu mỗi khi cơ thể phải làm việc quá tải hoặc có những tổn thương bất thường nào đó. Tuy nhiên, chính bản thân mỗi chúng ta lại luôn tỏ ra thờ ơ, hoặc chủ quan mà bỏ qua những lời cảnh báo này của cơ thể.
Chính vì thế ngay khi nhận thấy một số dấu hiệu bất thường của bệnh lý thì chúng ta cần quan tâm, ngừng những hoạt động có thể gây ra các cơn đau nhức, đồng thời kịp thời khám sức khỏe để chẩn đoán bệnh và có cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Nhưng trước tiên, các bạn có thể áp dụng ngay cẩm nang phòng ngừa thoái hóa khớp gối để khớp gối của bạn luôn được khỏe mạnh. Khi bị đau gối phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị đúng. Không lạm dụng thuốc sẽ làm tăng thoái hóa khớp và các bệnh nội khoa khác, tập vật lý trị liệu đúng cách.
Đọc ngay: Người bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!