Thoái hóa khớp háng – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Thoái hóa khớp háng là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người lớn tuổi. Bệnh gây ra nhiều cơn đau nặng, thậm chí có nguy cơ biến đổi cấu trúc khớp, gây tàn phế. Chính vì thế cần sớm nhận biết triệu chứng, nguyên nhân, cách trị bệnh trước khi quá muộn.
Nên đọc:
>> Những nguyên nhân thoái hóa khớp háng không thể ngờ tới
>> Nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp háng trước khi quá muộn
1. Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?
Theo các chuyên gia hàng đầu về bệnh xương khớp thì bệnh thoái hóa khớp háng là một trong những biểu hiện của bệnh lý thoái hóa khớp nói chung. Cụ thể, bệnh xảy ra khi phần sụn đệm bọc ở đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị hư hỏng, lớp sụn này bị mài nhẵn bóng mòn dần đến lúc mất hết lớp sụn khiến bệnh nhân gặp nhiều cơn đau, đặc biệt là khi di chuyển.
Bệnh gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp khiến người bệnh hạn chế vận động. Mặc dù vậy bệnh không gây tử vong như một số bệnh lý khác (đái tháo đường, tim mạch,…), tuy nhiên bệnh lại ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
Sự khác nhau giữa khớp háng bình thường và khớp háng bị thoái hóa
Thông thường, bệnh thường bắt gặp nhiều ở người trên 50 tuổi, do đây là thời điểm bắt đầu quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, bệnh thoái hóa khớp hángít gặp hơn so với thoái hóa cột sống hay khớp gối.
Còn thống kê tại Mỹ, hàng năm có khoảng 10 triệu người mắc căn bệnh này. Đặc biệt bệnh dễ xảy ra hơn ở những người có tiền sử gia đình có người bị thoái hóa ở khớp háng. Nhưng cũng có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh khi không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào (tiền sử gia đình, béo phì, chấn thương…).
2. Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng
Để sớm nhận biết bệnh thì trước tiên người bệnh cần biết một số triệu chứng thoái hóa khớp háng thường gặp. Những biểu hiện lâm sàng có thể nhận biết được bằng mắt thường, còn một số triệu chứng khác thì có thể phát hiện được trong quá trình thăm khám, chup X-quang.
-
Triệu chứng lâm sàng
– Cơn đau đặc biệt nhiều và tăng mạnh lên khi người bệnh đi lại nhiều, ngồi hoặc đứng quá lâu, hoặc khi thay đổi tư thể đột ngột. Cơn đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
– Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh thì người bị thoái hóa khớp háng sẽ càng đau hơn, khó khăn khi vận động.
– Cũng trong giai đoạn đầu này của bệnh, bệnh nhân sẽ khó có thể làm được những động tác đơn giản như ngồi xổm, trèo lên ghế,…
– Đến giai đoạn sau của bệnh thì mức độ đau càng tăng dần, người bệnh đi khập khiễng, thậm chí phải chống gậy mới có thể đi lại được.
Người bệnh bị đau nhức khó chịu khi vận động tại khớp háng
-
Triệu chứng thoái hóa khớp háng thực thể
– Khi thăm khám thì các bác sĩ có thể phát hiện thấy chân người bệnh ở tư thế bất thường. Cụ thể là hơi bị co gấp.
– Lúc đo chiều dài của hai chân có thể thấy chân bên tổn thương bị ngắn hơn so với chân còn lại.
– Khi bệnh kéo dài quá lâu có thể khiến cơ đùi và phần mông bị teo lại.
– Hạn chế nhiều động tác vận động như duỗi chân, quay chân,… Đặc biệt, chân người bệnh cũng sẽ không thể duỗi thẳng được lúc nằm ngửa.
– Bác sĩ tìm kiếm điểm đau bằng cách ấn vào vùng bẹn (tam giác Scarpa) hoặc ấn phần mềm trên mông, lúc này người bệnh sẽ thấy đau nhiều.
-
Triệu chứng cận lâm sàng
– Khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa khớp háng thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định chụp X-quang.
– Khi chụp X-quang dễ dàng nhận thấy phần khe khớp bị hẹp hơn so với thông thường.
– Nhiều gai xương mọc ở phần giới hạn ngoài của sụn khớp. Một số vị trí dễ thấy gai xương là phần mái của ổ cối, quanh lỗ dây chằng tròn, phần giữa ổ cối.
– Những tổn thương thoái hóa nặng và kéo dài còn khiến biến dạng chỏm xương đùi, ổ cối xương chậu.
3. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng
Có khá nhiều nguyên nhân khiến khớp háng bị thoái hóa, việc xác định đúng nguyên nhân bệnh cũng góp phân tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân thoái hóa khớp.
>> Video: Tất cả những nguyên nhân mà bạn cần biết
-
Nguyên nhân nguyên phát
Nguyên phát tức là quá trình thoái hóa tự nhiên, và có tới khoảng 50% người bệnh thoái hóa khớp háng mắc bệnh là do nguyên nhân này.
-
Nguyên nhân thứ phát
– Do cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới của người bệnh.
– Người bệnh bị mắc chứng sai khớp bẩm sinh.
– Bệnh sinh ra do một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn,…
-
Yếu tố nguy cơ
– Yếu tố nguy cơ đầu tiên gây bệnh thoái hóa khớp háng là tiền sử gia đình.Nếu một trong những thành viên trong gia đình đã từng mắc bệnh thì nguy cơ các thế hệ sau này mắc bệnh cũng vô cùng cao
– Nhưng có một số trường hợp bệnh bắt gặp ở những người bệnh không hề có các yếu tố nguy cơ kể trên.
4. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp háng
Trên thực tế tình trạng khớp háng bị thoái hóa tiến triển khá chậm nên một số bệnh nhân không biết hoặc chủ quan đi khám muộn khiến bệnh ngày một gia tăng, gây ra nhiều hậu quả xấu. Do đó ngay khi xuất hiện các cơn đau nhức ở vùng bẹn, sau đó cơn đau lan xuống đùi khiến vận động khó khăn thì người bệnh nên đi khám, điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị hiện nay là:
-
Phương pháp dân gian chữa thoái hóa khớp háng
Biện pháp điều trị đơn giản, an toàn, chi phí thấp phù hợp với người bị thoái hóa khớp háng giai đoạn nhẹ đó chính là bài thuốc dân gian. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc có tác dụng giảm đau và giảm viêm sưng cho các triệu chứng thoái hóa tại khớp háng.
Một số bài thuốc điển hình trọng điều trị bệnh đang được nhiều người truyền nhau gồm có bài thuốc từ lá lốt, rượu hạt mè, lá mơ lông, hạt bo bo ngâm rượu, rượu tỏi, ngải cứu nướng, mật ong bột quế…
Chữa bệnh thoái hóa sụn khớp háng bằng bài thuốc dân gian
-
Điều trị thoái hóa khớp háng bằng tây y
Phần lớn người bệnh đều lựa chọn tây y để điều trị thoái hóa đặc biệt là dùng thuốc. Vật lý trị liệu và phẫu thuật thường ít được áp dụng hơn.
# Thuốc chữa thoái hóa khớp háng
Các loại thuốc dùng để trị bệnh thoái hóa sụn khớp háng thường dùng là: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc tiêm corticoid, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, thuốc bổ thần kinh… Với thuốc tây y mọi người cần sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ kê đơn để đảm bảo kiểm soát triệu chứng bệnh tốt nhất, ít tác dụng phụ nhất.
# Vật lý trị liệu
Bị thoái hóa khớp háng người bệnh có thể chữa trị bằng cách áp dụng phương pháp trị liệu. Đây là cách trị bệnh mang tính bảo tồn vô cùng an toàn với người bệnh. Một số phương pháp thường được chuyên gia, bác sĩ chỉ định khi khớp háng bị thoái hóa đó là: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, bài tập trị liệu hay kéo giãn, nắn khớp háng…
# Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành khi bệnh thoái hóa khớp háng tiến triển đến giai đoạn nặng, người bệnh bị các cơn đau hành hạ ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc ngủ vào ban đêm, trên phim chụp X-quang phát hiện chỏm xương đùi đã biến dạng. Phổ biến nhất vẫn là biện pháp thay khớp háng qua mổ hở, mổ nội soi…
-
Đông y chữa thoái hóa khớp háng
Cách chữa bệnh an toàn, cho hiệu quả lâu dài, phù hợp với mọi đối tượng bị thoái hóa ở khớp háng đó chính là Nam dược. Tuy tác dụng chậm nhưng so với dân gian hay vật lý trị liệu thì đây là phương pháp được đánh giá cao hơn hẳn về hiệu quả mang lại. Các phương pháp chữa bệnh gồm:
Bài thuốc đông y cho hiệu quả điều trị thoái hóa khớp háng cao
# Bài thuốc
Cách chữa bệnh thoái hóa khớp háng cổ xưa nhất ở nước ta hiện nay đó chính là bài thuốc Nam. Bài thuốc có thành phần chính là dược liệu phía bắc, nam được pha trộn với tỉ lệ thích hợp. Tùy từng cơ sở, nhà thuốc nghiên cứu mà thành phần thuốc có thể khác nhau. Những bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng phổ biến nhất là: Thuốc Nam Đỗ Minh Đường, Độc hoạt tang ký sinh, Quyên tý thang gia vị, Lục vị địa hoàng hoàn gia vị, Tứ vật đào hồng gia giảm…
# Châm cứu chữa thoái hóa khớp háng
Cùng với bài thuốc, châm cứu cũng là phương pháp điều trị cổ xưa điều trị bệnh thoái hóa khớp háng. Tuy nhiên cách trị bệnh này lại tác động chủ yếu vào huyệt đạo bên ngoài chứ không tác động từ trong ra giống thuốc đông y. Một số thể châm cứu được áp dụng hiện nay gồm: Châm cứu với các loại kim dài ngắn và hình dạng khác nhau; thủy châm; nhu châm…
# Bấm huyệt, xoa bóp
Bấm huyệt sử dụng hoàn toàn thủ thuật tay. Bằng những hiểu biết và tay nghề của lương y, thầy thuốc mà xác định huyệt và tác động vào huyệt đó để giảm đau nhức, tăng cường tiết dịch khớp và phục hồi tình trạng tổn thương cho khớp háng.
Hãy để tâm quan sát sức khỏe bản thân để sớm nhận ra những thay đổi bất thường của bệnh thoái hóa khớp háng. Nếu có bất cứ lo lắng nào bạn có thể trực tiếp đặt câu hỏi với chuyên gia qua số điện thoại 0963 302 349, đây là số điện thoại của BS, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Nguyên Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tốc.
Chúc các bạn luôn khỏe!
ĐỌC THÊM:
4 nhóm thuốc chữa thoái hóa khớp háng tốt nhất cho bạn
Chữa thoái hóa khớp háng bằng mật ong và bột nghệ như thế nào?
T.H (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!