Thuốc Mekocetin là thuốc gì? Có tốt không? Giá bán bao nhiêu?

Thuốc Mekocetin có tên gốc là Betamethasone được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau từ bệnh xương khớp đến dị ứng, bệnh về mắt, về da và cả ung thư. Vậy thuốc có an toàn không, liều dùng thuốc uống Mekocetin thế nào, giá bán bao nhiêu?

Thực trạng đáng lo ngại là hầu hết người bệnh uống thuốc trong tình trạng không quan tâm đến tác dụng phụ có thể gặp phải. Trong khi đó các loại thuốc đặc trị bệnh như thuốc Melocetin thuộc loại kháng viêm dễ để lại tác dụng phụ, nếu không biết dùng sai cách sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Do đó, khi được kê đơn dùng Mekocetin mọi người nên đọc kỹ thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng.

Thuốc Mekocetin là thuốc gì?

Mekocetin là sản phẩm của Công ty Cổ phần Hoá – Dược phẩm Mekophar được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 0,5mg/viên. Thành phần chính của thuốc là betamethasone và tá dược vừa đủ.

Hình ảnh thuốc Mekocetin

Nhận biết thuốc Mekocetin 

Trong đó thành phần betamethasone giúp chống viêm, chống thấp khớp và các loại dị ứng hiệu quả. Thuốc hấp thụ nhanh giúp chuyển hoá qua gan và bài tiết ra ngoài cơ thể tốt do đó mà hiện được nhiều bác sĩ kê đơn sử dụng.

Thuốc Mekocetin chữa bệnh gì?

Đây là một trong những thuốc có tác dụng chữa bệnh rộng nhất. Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc kháng viêm Mekocetin được dùng để trị các chứng bệnh sau:

Điều trị bệnh thấp khớp gồm có viêm cơ, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm mỏm lồi cầu…

– Trị bệnh ngoài da: Viêm da cơ địa, dị ứng, mề đay, lupus ban đỏ, viêm da tiếp xúc…

– Điều trị bệnh nội tiết

– Trị bệnh tiêu hoá

– Trị bệnh ở mắt nhất là biểu hiện viêm

– Dùng để chữa bệnh về hô hấp, hen, viêm mũi

– Điều trị bệnh về máu

– Hỗ trợ điều trị trong hội chứng thận hư và ung thư.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Mekocetin đúng liều lượng

Thuốc có nhiều công dụng tuy nhiên liều dùng cho từng trường hợp lại khác nhau. Do đó để biết cách dùng thuốc phù hợp với bản thân mình người bệnh cần phải đến trực tiếp cơ sở y tế để khám và trị bệnh theo chỉ dẫn với liều lượng thuốc cụ thể từ phía bác sĩ, bệnh viện. Tránh áp dụng phác đồ của bệnh nhân khác với chính mình dễ gây biến chứng.

Dưới đây là liều dùng thuốc Mekocetin 0,5mg cho một số đối tượng phổ biến như sau:

– Với bệnh nhân viêm mũi, liều dùng 3 viên/ngày/3 lần uống.

– Bệnh nhân hen suyễn dùng 6 – 8 viên/ngày, chia làm 3 – 4 lần uống.

– Bệnh nhân thấp khớp, viêm khớp cấp dùng thuốc với liều 6 – 8mg/ngày, chia uống 3 – 4 lần. Sau đó giảm lượng thuốc từ 0,25 – 0,5 mg mỗi ngày.

Nên uống thuốc Mekocetin thế nào?

Dùng Mekocetin kết hợp với các thuốc khác thoe chỉ dẫn 

Thuốc Mekocetin cho trẻ em chỉ dùng trong trường hợp được bác sĩ chỉ định, lượng thuốc sẽ căn cứ vào cân nặng, độ tuổi và thể trạng của trẻ.

Liều lượng thuốc kháng viêm Mekocetin có thể thay đổi theo tiến triển của bệnh và cơ địa của mỗi người bệnh trong việc đáp ứng thuốc. Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và giảm dần liều lượng dần theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Mekocetin giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Ngoài những thông tin trên, giá bán và địa chỉ mua thuốc ở đâu đảm bảo cũng là điều người bệnh nên quan tâm. Bởi việc nhầm lẫn giữa các loại thuốc rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó hiện nay thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả cũng đang là vấn đề đáng báo động. Tìm đúng địa chỉ bán thuốc uy tín người bệnh vừa mua được giá gần với nhà sản xuất nhất, vừa an tâm khi sử dụng.

Giá thuốc Mekocetin được bán trên thị trường hiện nay vào khoảng 85.000 VNĐ/1 hộp 5 vỉ x 20 viên.

Địa chỉ bán thuốc: Người bệnh có thể đến nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân, quầy thuốc tại bệnh viện hay những địa chỉ đạt chuẩn GPP để mua thuốc.

Bệnh viêm khớp dùng thuốc Mekocetin có tốt không?

Theo thông tin được cung cấp và thực tế thì Mekocetin được chỉ định dùng cho cả bệnh nhân mắc các bệnh thấp khớp (viêm khớp liên quan đến hệ miễn dịch) hiệu quả. Do thành phần thuốc có chứa betamethasone nên khả năng kháng viêm, giảm đau vô cùng tốt.

Người bệnh có thể an tâm về tác dụng mà thuốc mang lại trong quá trình điều trị. Tuy nhiên hiệu quả nhanh hay không dựa vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố quyết định là cơ địa bệnh nhân. Vì thế, những trường hợp được chỉ định dùng thuốc Mekocetin 0,5mg nhưng không thấy tác dụng thì hãy đến cơ sở chuyên khoa ngay để được tư vấn điều trị phù hợp với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Cách dùng thuốc Mekocetin

Bệnh nhân xương khớp dùng thuốc nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ cho hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng thuốc Mekocetin trị bệnh

Dù điều trị viêm khớp dạng thấp hay bất cứ bệnh lý nào, mọi người cũng phải cẩn trọng khi sử dụng Mekocetin.

Không phải ai bị viêm khớp, thấp khớp, dị ứng, hen… đều có thể dùng thuốc. Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn, nấm, virut, bị bệnh về đường tiêu hoá, viêm loét dạ dày hay tá tràng; bị bệnh tiểu đường; người bệnh tâm thần; mẫn cảm với thành phần của thuốc nên báo với bác sĩ để tránh dùng thuốc.

Thuốc Mekocetin có tác dụng phụ, từ biểu hiện thường gặp đến hiếm gặp người bệnh nên tìm hiểu trước để kịp thời phát hiện và có cách xử lý đúng đắn nhất. Tác dụng phụ thường gặp gồm mệt mỏi, yếu cơ, giữ nước, mất kali… Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Mekocetin là mất ngủ, mờ mắt, trướng bụng, viêm loét dạ dày… Tác dụng phụ hiếm gặp gồm phát ban, sốc phản vệ…

Uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ là cách an toàn nhất đối với sức khoẻ người bệnh. Bên cạnh đó, nếu có bất thường xảy ra dù người bệnh uống theo đúng chỉ dẫn cũng giúp bác sĩ khắc phục dễ dàng và tốt hơn.

Khi uống thuốc Mekocetin người bệnh phải kết hợp chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn trong thời gian sử dụng thuốc cũng giúp thúc đẩy việc chữa trị đạt kết quả.

Trong trường hợp gặp phải hiện tượng lạ sau khi dùng Mekocetin cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Hy vọng những thông tin về thuốc Mekocetin trên đã giúp người bệnh có kiến thức cần thiết giúp quá trình điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Bệnh viêm khớp có chữa được không tuỳ vào các dùng thuốc và quá trình điều trị của người bệnh có phù hợp hay không.

Thông tin cần biết: Bệnh viêm khớp có chữa được không? Nỗi trăn trở của người bệnh

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo