Biểu hiện & Triệu chứng bệnh phong tê thấp thường gặp nhất

Dấu hiệu và triệu chứng phong thấp (Viêm đa khớp dạng thấp) có thể được lý giải theo hai cách khác nhau về y học hiện đại và y học cổ truyền. Một số biểu hiện của bệnh giống với các bệnh lý về xương khớp khác chính vì vậy để biết chính xác mình mắc bệnh gì ngoài việc dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh thì cần phải đi khám. Thông qua các triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp cùng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp với người bệnh.

1. Dấu hiệu triệu chứng phong thấp

Một trong những bệnh lý gây ra bởi thời tiết đó chính là phong thấp. Bệnh phong thấp là gì, đây là một căn bệnh kinh niên có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh cả tại vị trí các khớp bị đau đến một số vùng xung quanh cũng có thể bị tổn thường như các hệ thần kinh, tim, cơ bắp… chính vì vậy cần phải phòng tránh và phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng phong thấp.

Triệu chứng phong thấp là gì?

Cần đi khám để biết chính xác triệu chứng phong thấp gây ra

Người bệnh thường chủ quan không coi trọng sức khỏe bản thân, vì vậy khi xuất hiện các triệu chừn đầu tiên của bệnh thường không quan tâm cho đó là biểu hiện bình thường ai cũng gặp phải. Đến khi các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn gây cản trở và ảnh hưởng lớn đến cơ thể, cuộc sống và công việc, khi đó người bệnh mới cuống cuồng đi khám và tìm cách điều trị. Trên thực tế căn bệnh này kéo dài dai dẳng và có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không sớm tìm ra cách điều trị và phòng ngừa thích hợp.

Các triệu chứng bệnh phong thấp có thể nhầm lẫn sang một số căn bệnh về xương khớp khác do đó, người bệnh cần biết các triệu chứng điển hình của bệnh là gì. Có hai cách lý giải, đưa ra các dấu hiệu bệnh phong tê thấp thường gặp đó là theo y học hiện đại và y học cổ truyền.

2. Triệu chứng phong thấp theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, phong tê thấp còn được gọi với tên phổ biến đó là viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng viêm đa khớp lâm sàng, người bệnh có thể cảm nhận được qua các cơn đau và những triệu chứng có liên quan khác.

  • Sưng đau các khớp

– Đây là triệu chứng phong thấp điển hình đầu tiên mà người bệnh phát hiện được. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thường có biểu hiện bị sưng đau các khớp khác nhau chủ yếu là khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, cổ chân, bàn chân và đầu gối. Sau đó cơn đau sưng khớp sẽ lan dần lên khuỷu tay, vai, khớp háng…

– Cơn đau sưng thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi nhất là những ngày mưa gió trở trời và những ngày lạnh. Cơn đau thường tăng mức độ khiến người bệnh vô cùng khó chịu phải xoa nắm các khớp.

– Các cơn đau cũng tăng khi người bệnh tiếp tục thực hiện các cử động nặng ở tay và chân.

– Ngoài các cơn đau tại khớp, người bệnh có thể cảm nhận các cơn đau ở bộ phận khác có liên quan như các bắp thịt, chạm vào cũng thấy đau, khiến người bệnh có cảm giác vùng cơ, bắp bị yếu đi rất nhiều.

  • Cứng khớp

Bên cạnh đau thì cứng khớp cũng là triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh thường bị cứng khớp sau một thời gian không cử động khớp nhất là vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy. Bởi khi đi ngủ, các khớp bị ngừng hoạt động, các khớp bị tổn thương, chất bôi trơn sụn khớp tiết ra ít hơn từ đó dẫn đến cứng khớp, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh hoạt cá nhân của người bệnh.

Triệu chứng phong thấp tiến triển

Hình thành các u cục là một triệu chứng phong thấp khi bệnh chuyển nặng 

  • Các u cục

U cục chỉ xuất hiện khi tình trạng bệnh phong thấp đã chuyển biến nặng, khi đó tại các vùng da ở khớp bị tổn thương sẽ thấy có u cục xuất hiện, vị trí điển hình nhất là ở khớp bàn tay, khuỷu tay, khớp bàn chân hoặc là ở dây gân gót chân. U cục này sẽ tăng dần kích thước theo thời gian, tiến triển của bệnh, từ hạt đậu sang đến quả ổi ở một số bệnh nhân còn phát hiện ra u cục phong thấp ở trong phổi. Tuy nhiên các u cục này lại không hề gây ra các đau đớn mà nó chỉ gây cản trở, vướng vúi cho các cử động của người bệnh.

  • Biến dạng khớp

Triệu chứng phong thấp này khá phổ biến ở người bệnh, do bệnh nặng lâu ngày khiến sụn và xương dưới sụn bị phá hủy dần và có thể gây ra tình trạng dính khớp, dễ dẫn đến lệch trục khớp, cong vẹo, biến dạng khớp tại vị trí phong tê thấp.

  • Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp trên, người bệnh còn có thể gặp phải các dấu hiệu như bị sốt và mệt mỏi toàn thân khi bệnh chuyển nặng, suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém… Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị viêm tuyến nước mặt, viêm tuyến nước bọt và viêm phổi, màng tim…

3. Triệu chứng phong thấp theo y học cổ truyền

Đối với bệnh phong tê thấp thì Y học cổ truyền chia bệnh ra làm 3 thể khác nhau gồm thể phong thấp, hàn thấp và tê thấp. Ở mỗi thể lại có triệu chứng phong thấp khác.

  • Đối với thể phong thấp

Đó là tình trạng người bệnh bị đau nhức nhiều khớp xương và toàn bộ cơ thể. Cơn đau phong thấp thường chuyển từ khớp này sang khớp kia mà không có dấu hiệu báo trước cũng như không thể xác định khớp tiếp theo bị đau là khớp nào. Người bệnh có dấu hiệu thích nằm, mạch bị phù, sốt, mệ mỏi uể oải toàn thân, khó khăn khi cử động các khớp…

  • Đối với thể hàn thấp

Ở thể này, người bệnh có thể bị đau ở một hay nhiều khớp nhưng khác với thể phong thấp, người bị thể hàn thấp thường chỉ đau ở vị trí cố định chứ không có biểu hiện đau chạy từ khớp này sang khớp kia. Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm, trời càng lạnh thì càng đau, chân tay lạnh, khó cử động khớp, rêu lưỡi trắng, bị lỏng phân…

  • Đối với thể tê thấp

Dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp dễ nhận thất nhất là người bệnh có biểu hiện bị đau dữ dội và dai dẳng, da có cảm giác tê bì, nhận biết cảm giác suy giảm, các cử động trở nên chậm chạp, trong nhiều trường hợp có thể dẫn để tê liệt một nửa người.

CÓ THỂ BẠN MUỐN ĐỌC: Bệnh phong thấp ở trẻ em – Phát hiện sớm tránh biến chứng

Triệu chứng phong thấp có thể gây biến chứng

Ngoài các triệu chứng viêm đa khớp thấp, bệnh còn có thể gây tổn thương cho tim và các bộ phận khác

4. Cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng phong thấp

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về lộ trình cách trị bệnh phong thấp, cũng như những lời khuyên về chế độ sinh hoạt và ăn uống. Do đây là bệnh kinh niên và việc điều trị khỏi bệnh dường như không thể, do đó nếu muốn cải thiện các triệu chứng phong thấp thì cách tốt nhất đó là kiên trì điều trị và có sống lành mạnh.

  • Lộ trình điều trị

Do đây là bệnh kinh niên và khó điều trị nên cần phải điều trị theo một lộ trình, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, áp dụng theo đúng những gì mà bác sĩ thống kê và định sẵn cho người bệnh, không được tự ý thay đổi, thêm bớt thành phần thuốc hay liều lượng điều trị.

– Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị bằng Tây y thường chỉ mang tính giảm các triệu chứng bệnh tức thì mà không mang tính lâu dài, ngoài ra các thực phẩm chức năng mà người bệnh thường sử dụng cũng giúp cải thiện các triệu chứng ở mức độ nhất định. Muốn điều trị hiệu quả mọi người cần kết hơp với chế độ sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài thuốc Tây y, thì Đông y cũng giúp điều trị khá hiệu quả nếu người bệnh tìm đúng thầy, đúng thuốc, các triệu chứng phong thấp có thể cải thiện rõ ràng và it tái phát trở lại hơn. Tùy vào các thể bệnh mà thầy thuốc sẽ kê toàn thuốc với những thang thuốc thích hợp. Không phải thể bệnh nào cũng được điều trị giống nhau bởi còn tùy vào cơ địa và mức độ bệnh.

Xem thêm: Chia sẻ những loại thuốc trị phong thấp TẬN GỐC được dùng nhiều

– Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp nhiệt trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt hay điện châm để cải thiện các triệu chứng viêm đa khớp. Các phương phám này sẽ giúp người bệnh sớn phục hồi các sụn khớp bị thoái hóa, tổn thương.

>> Video: Triệu chứng phong thấp và cách phòng ngừa

  • Cải thiện và phòng ngừa

Cần phải giữ ấm cơ thể, đây là điều vô cùng quan trọng đối với người bị phong thấp (gặp các triệu chứng của bệnh phong tê thấp và các thể bệnh) bởi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh mọi người sẽ thường bị đau nhiều hơn. Ngoài ra cần hạn chế việc dầm mưa, ăn mặc phong phanh, nên tắm nước ấm và ngâm chân thường xuyên để cải thiện phòng ngừa các triệu chứng phong thấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Giữ cân nặng cân đối, khi bị thừa cân cần tiến hành giảm cân ngay để tránh gây áp lực và khiến các khớp bị đau nhiều hơn, nặng nề hơn, dễ thoái hóa, biến dạng khớp nhanh hơn.

– Chế độ sinh hoạt, vận động

Hạn chế các vận động nặng, các công việc đỏi hỏi người bệnh cần nhiều sức, nhiều cử động ở các khớp xương bị đau như khuân vác vật nặng, kéo, nhấc đồ vật, gõ máy tính thường xuyên hay các môn thể thao như tennis, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá…

Có chế độ luyện tập thể dục thể thao thích hợp, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân, tập các môn thể dục tăng cường sức khỏe xương khớp toàn thân chứ không nên tập trung bài tập riêng về tay, chân hay cổ… Tiến hành tập vật lý trị liệu tại trung tâm hay tại nhà với các trường hợp có dấu hiệu viêm đa khớp nặng.

– Chế độ ăn uống

Khẩu phần ăn và chế độ ăn uống của người bệnh cũng cần được quan tâm đúng mức bởi nó có thể quyết định việc điều trị và cải thiện, phòng ngừa triệu chứng bệnh phong thấp có hiệu quả không. Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống mệt mỏi, suy nhược. Bổ sung thêm canxi trong thực phẩm, sữa hay thực phẩm chức năng để khớp xương chắc khỏe và nhanh phục hồi hơn tại các vị trí sụn khớp bị tổn thương.

Các triệu chứng phong thấp có thể chuyển biến nặng và biến chứng sang rất nhiều cơ quan khác nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Các chuyên gia còn chỉ ra rằng, biến chứng liên quan đến tim,thận, phổi do bệnh phong thấp có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Bởi vậy khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể nói chung và các khớp xương nói riêng, người bệnh cũng phải sớm đi khám và điều trị chứ không nên chủ quan tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Đừng bỏ qua: Bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia 

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo