Bệnh phong thấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh phong thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một khi bệnh xảy ra mà không được pháp hiện kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Vậy cụ thể bệnh phong tê thấp là gì, nguyên nhân gây ra bệnh? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nên đọc:

>> Bệnh phong thấp ở trẻ em – Phát hiện sớm tránh biến chứng

>> Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Khái niệm phong thấp là gì?

Một trong những chứng bệnh liên quan đến xương khớp là bệnh phong thấp, hay bệnh phong tê thấp. Thực chất đây là cách gọi dân gian của bệnh viêm đa khớp dạng thấp, là một dạng của bệnh đau nhức xương khớp, viêm xương khớp, bệnh gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, nhất là các khớp xương, cột sống,…

Tổ chức Arthritis Foundation – tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ ước tính có khoảng 53 triệu người Mỹ sống chung với bệnh. Cụ thể, có 2/3 trường hợp bệnh phong tê thấp xuất hiện ở người trưởng thành dưới 65 tuổi, và khoảng 300.000 trẻ em ở Mỹ bị phong thấp, từ 5 đến 15 tuổi. Còn tỷ lệ mắc bệnh tại Việt Nam là khoảng 1 – 2 %.

bệnh phong thấp màng hoạt dịch

Phong thấp là bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh

2. Triệu chứng bệnh phong thấp thường gặp

Khi mắc bệnh phong tê thấp sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng đặc trưng. Dưới đây là một số biểu hiện chung, dễ dàng nhận thấy:

– Các khớp xương của người bệnh sẽ bị sưng tấy lên và đau nhức, đặc biệt là tại các khớp xương bàn tay, bàn chân.

– Xương tay, vai, xương cột sống, xương chậu, xương đầu gối còn bị cứng, khó vận động, còn nếu cử động thì sẽ kêu răng rắc.

– Các bắp thịt bị đau nhức, đặc biệt là sau khi người bệnh phong thấp ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi lâu, để lâu các bắp thịt này sẽ trở nên yếu, xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ dưới da.

– Tại những điểm dễ va chạm của khớp xương như ở khuỷu tay, bàn tay và bàn chân, dây gân gót chân cỏ thể nổi lên những cục u nhỏ, đây gọi là cục phong thấp. Cục phong thấp nhỏ bằng hạt đậu nhưng cũng có thể lớn bằng quả ổi nhỏ, mọc tại các khớp xương, thậm chí cả trong phổi nhưng không gây đau đớn gì cả.

– Người bệnh phong thấp thường mệt mỏi, ăn uống không được ngon miệng, thỉnh thoảng bị sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.

Nếu không chữa trị kịp thời mà để bệnh nặng thêm thì các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn tới biến dạng.

2. Nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp là gì?

Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp là do màng lót các khớp xương bị sưng lên, tiết ra một chất đạm làm màng ngày càng dày lên, chất đạm này cũng trực tiếp phá hoại lớp sụn xương, gân và dây chằng ở các khớp trong cơ thể. Dần dần khớp xương bị méo mó và bị phá hủy.

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở người già

Bị phong thấp do cơ địa thường gặp ở người cao tuổi

Còn theo lương y Phan Cao Bình – ủy viên chuyên môn Hội Đông y quận Bình Thạnh lý giải: dưới quan niệm của Đông y phong thấp sinh ra do đường dẫn khí ra tại thần kinh tay, chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Bên cạnh đó việc xúc động về tâm lý, chẳng hạn như lo lắng, căng thẳng, xúc động mạnh,… xảy ra thường xuyên cũng gây bệnh phong tê thấp.

Ngoài nguyên nhân gây bệnh trên thì còn nhiều nguyên nhân xuất phát từ ngoại cảnh. Dưới đây là một số nguyên nhân bị phong thấp phổ biến:

Gen di truyền: Một trong những lý do gây bệnh quan trọng nhất là yếu tố di truyền. Nếu trong họ hàng, gia đình có người mắc bệnh thì khả năng di truyền cho các thế hệ sau là rất cao.

Quá trình lão hóa: Khi tuổi càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh khiến cơ thể bị suy yếu trầm trọng, đặc biệt là ở các khớp xương. Sự lão hóa khiến chất lượng dịch khớp suy giảm, thiếu hụt và tăng nguy cơ gây bệnh.

Nhiễm trùng: Bệnh phong tê thấp xuất hiện do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus tan huyết nhóm A ở đường hô hấp trên. Vi khuẩn gây ra một số bệnh như viêm họng, amygdales, viêm mũi xoang.

Nghề nghiệp: Những người làm việc trong môi trường ẩm thấp, phải tiếp xúc nhiều với nước, hoặc tư thế làm việc phải khom người, đứng thường xuyên hay ngồi lâu một chỗ cũng dễ bị bệnh phong thấp. Một số bệnh điển hình đó là thợ sơn, thợ làm móng tay, người tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu, thuốc trừ sâu,…

Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp ở nữ giới cao hơn so với nam giới, thậm chí phụ nữ còn gặp nhiều di chứng nguy hiểm, khó chữa phong thấp hơn. Điều này xuất phát từ thể trạng và thể chất yếu hơn của phụ nữ, bên cạnh đó việc phụ nữ phải trải qua sinh đẻ, mãn kinh,… cũng khiến sức khỏe yếu đi, xương khớp bị ảnh hưởng và dễ mắc bệnh hơn.

Tại sao bị bệnh phong thấp ở phụ nữ sao sinh?

Phụ nữ sau sinh cũng dễ bị phong thấp tấn công

Thời tiết: Môi trường, thời tiết thay đổi cũng là yếu tố góp phần vào lý do gây bệnh phong thấp. Cụ thể, vào mùa đông khi thời tiết lãnh lẽo, ẩm thấp sẽ khiến sự lưu thông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, dịch khớp trở nên đông đặc khiến các đầu khớp xương không được bôi trơn, cọ xát gây ra đau nhức.

Ngoài ra bệnh phong thấp còn xuất hiện là do chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì…

4. Phương pháp điều trị bệnh phong thấp

Nếu muốn làm chậm quá trình tiến triển bệnh và giảm các triệu chứng phong thấp xuất hiện cách duy nhất đó chính là điều trị. Để biết nên áp dụng cách chữa phong thấp nào phù hợp, cho hiệu quả tốt nhất mọi người hãy đi khám và chữa trị theo phác đồ từ bác sĩ.

Dưới đây là 3 phương pháp trị bệnh phong thấp đang được áp dụng hiện nay:

  • Chữa bệnh phong tê thấp bằng dân gian

Các bài thuốc dân gian đều sử dụng cây thảo dược, cây thuốc từ thiên nhiên, dễ kiếm được, thậm chí có trong gia đình và được sử dụng trong các bữa cơm. Cách thực hiện các bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp từ dân gian cũng rất dễ áp dụng, chỉ vài bước đơn giản, kết hợp với một số loại thảo dược tương tự là có thể tạo thành bài thuốc trị phong thấp mang hiệu quả cao.

Các bài thuốc thường được áp dụng dạng uống, chườm đắp trong đó lá lốt, cây chìa vôi, đau xương, cỏ xước, ngải cứu, cần tây… thường được dùng phổ biến nhất và dễ áp dụng nhất.

Chữa bệnh phong thấp bằng dân gian

Bài thuốc dân gian chữa phong thấp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

  • Điều trị bệnh phong thấp bằng tây y

Phương pháp chủ yếu áp dụng trong cách làm hết phong tê thấp là sử dụng các

# Thuốc tây y chữa phong thấp

Các loại thuốc giảm đau đơn thuần, hoặc các thuốc giảm đau, kháng viêm trong nhóm non-ateroid; thuốc giãn cơ, thuốc sinh học… sẽ có trong đơn thuốc của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định người bị phong thấp dùng sao cho kiểm soát bệnh hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ.

# Phương pháp vật lý trị liệu chữa bệnh phong thấp

Biện pháp vừa giúp giảm đau, vừa giúp phục hồi tình trạng bệnh phong tê thấp hiệu quả đó chính là vật lý trị liệu. Thực hiện cách chữa trị này, người bệnh sẽ không cần dùng thuốc mà tác động với các tác nhân vật lý từ máy móc như điện trị liệu, nhiệt trị liệu hay bài tập cơ học để tăng khả năng cử động khớp.

# Phẫu thuật trị bệnh phong thấp

Trong trường hợp bệnh lâu năm, tiến triển nặng hơn thì người bệnh sẽ được chỉ định giải phẫu thay khớp, giúp tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau trị phong thấp hiệu quả. Tuy tỉ lệ thành công cho các ca mổ khá cao nhưng nguy cơ tái phát bệnh vẫn có thể xảy ra hơn nữa chi phía coa nên đây không phải là giải pháp tốt cho người bệnh.

  • Điều trị bệnh phong thấp bằng đông y

Theo quan niệm của đông y, bệnh phong tê thấp là do can, thận suy yếu, âm dương bị xáo trộn, cần điều trị từ nguyên nhân bên trong tự khắc bệnh sẽ khỏi.

Điều trị bệnh phong thấp bằng bài thuốc đông y

Các bài thuốc đông y sẽ giúp ngăn ngừa phong thấp tiến triển

# Bài thuốc đông y

Một số bài thuốc xa xưa ngày nay vẫn thường được sử dụng như Ba kích thiên thanh, Bá diệp tuur, Bạch hoa cao II, Bạch hoa nhị ô cao,…  Mục đích chung của các bài thuốc này là tác dụng trực tiếp tới can thận, bồi bổ và tăng cường chức năng của tạng phủ, giúp hoạt huyết, khu phong trừ thấp, tán hàn thông dương, thanh nhiệt giải độc…

# Châm cứu chữa bệnh phong thấp

Cách chữa bệnh phong tê thấp bằng đông y đang được nhiều người bệnh đánh giá cao hiện nay đó chính là biện pháp châm cứu. Chỉ với vài thao tác cơ bản, người bệnh giảm được triệu chứng đau, viêm sưng khớp đồng thời chức năng vận động của khớp cũng được tăng cường, cơ thể khỏe mạnh hơn, ngủ ngon hơn và tinh thần thoải mái hơn.

# Bấm huyệt xoa bóp chữa phong thấp

Bệnh phong thấp có thể điều trị bằng cách bấm huyệt, xoa bóp trị bệnh. Khi được lương y tác động vào huyệt người bệnh sẽ thấy khớp, mô xung quanh được giãn ra, máu lưu thông tốt hơn và chất dinh dương cũng được cung cấp tới vùng này.

Trên đây là những thông tin chính liên quan đến bệnh phong thấp, các bạn có thể tham khảo và lưu vào sổ tay của mình. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu dụng với mọi người, không chỉ chữa bệnh mà còn giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Có thể bạn muốn biết: 

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không? Chuyên gia phân tích

6 nhóm thuốc trị phong thấp được bác sĩ kê đơn sử dụng nhiều nhất hiện nay

T.H (Tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo